Vay thế chấp ngân hàng, có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Việc chào mời, tư vấn người vay mua bảo hiểm khoản vay là rất phổ biến. Vậy thực chất loại bảo hiểm này là gì, có bắt buộc hay không?

Bảo hiểm khoản vay (hay còn gọi bảo hiểm tín dụng) là hình thức bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay trong trường hợp người vay mất khả năng trả nợ. Khi người vay gặp rủi ro như tử vong hoặc tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản nợ mà người đó vay tại ngân hàng thay cho họ hoặc người thân của họ.

Ví dụ ông Nguyễn Văn A vay ngân hàng 500 triệu đồng, nhưng chưa trả hết thì không may qua đời. Trong trường hợp này, nghĩa vụ trả nợ sẽ chuyển sang cho người thân của ông A như cha mẹ, vợ chồng, con cái,...Tuy nhiên, nếu trước đó ông A đã mua gói bảo hiểm khoản vay, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán khoản nợ thay cho gia đình ông A.

Hiện nay để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn, các ngân hàng thường khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm khoản vay cho tất cả các hợp đồng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay tín chấp như vay tiêu dùng, khoản vay với số tiền vay cao và thời hạn dài như vay mua nhà.

Quảng cáo

Thậm chí, nhiều ngân hàng còn không xét duyệt hồ sơ đi vay hoặc trì hoãn giải ngân nếu khách hàng không mua gói bảo hiểm khoản vay, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là điều kiện bắt buộc khi vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, theo điều 15 - thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng cần phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan”.

Mặt khác, căn cứ khoản 5 Điều 15 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, nghiêm cấm hành vi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Hành vi ngân hàng ép người đi vay phải mua kèm bảo hiểm không bắt buộc có thể bị phạt theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.

Tham gia bảo hiểm khoản vay nhìn chung là có lợi cho khách hàng, giúp họ tránh khỏi những rủi ro tài chính không lường trước được. Tuy nhiên, phí bảo hiểm vô hình chung lại làm gia tăng chi phí vay. Tiền phí này thường được trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc được cộng thêm vào số nợ gốc. Với những khoản vay lớn và dài hạn, mức phí này là khá lớn đối với nhiều khách hàng.

Như vậy, có mua bảo hiểm khoản vay hay không là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng chứ không phải quy định bắt buộc của pháp luật.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Nghịch lý nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục hơn 100 tỷ USD nhưng nhu cầu vàng tại Việt Nam sụt giảm

Theo Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 3/2024 cho thấy tổng nhu cầu vàng đã tăng thêm 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.313 tấn, ghi nhận mức tăng kỷ lục trong quý 3.

Vàng nhẫn vọt tăng giá theo giá vàng thế giới đạt 89 triệu/lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 30/10

Một cổ phiếu ngân hàng bị khối ngoại bán hơn 5.500 tỷ đồng trong phiên 29/10

Chiều ngược lại, VPB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 276 tỷ đồng. Theo sau, GMD và EIB là hai mã tiếp theo được gom 172 và 63 tỷ đồng. Ngoài ra, MWG và CTD cũng được mua lần lượt 61 và 38 tỷ đồng.

Phiên 23/10: Khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ trên HoSE, tung tiền gom mạnh một cổ phiếu ngân hàng Phiên 24/10: Khối ngoại "quay đầu" bán ròng gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu nào là tâm điểm "xả hàng"?

VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm, cổ phiếu Sacombank (STB) và Vinhomes (VHM) bị bán tháo

Đà bán áp đảo dòng tiền mua của các nhà đầu tư, khiến VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm. Tâm điểm của thị trường là cổ phiếu STB của Sacombank và cổ phiếu VHM của Vinhomes khi bị nhà đầu tư bán tháo, đồng loạt giảm cận sàn.

Loạt "tin vui" có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới Tỷ giá bất ngờ "nóng" trở lại tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?