2023 là năm đáng nhớ với chứng khoán, 2024 sẽ tích cực hơn

Chuyên gia AzFin cho rằng, thị trường sẽ có một năm diễn biến tích cực nhờ định giá hấp dẫn, kết quả kinh doanh doanh nghiệp tăng trưởng khả quan…

Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin
Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin cho rằng, 2023 là một năm đáng nhớ với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, năm 2023 đánh dấu nhiều cải thiện đặc biệt liên quan đến việc làm trong sạch thị trường, hiện tượng đội lái thổi giá cổ phiếu đã giảm đi nhiều, việc tăng vốn của các doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Bên cạnh đó lãnh đạo UBCKNN cũng cho thấy sự đổi mới và quyết liệt hơn trong vấn đề quản lý điều hành thị trường.

TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, chuyên gia này cho rằng, điều này khá chính xác đối với năm 2023. Năm qua, khi kinh tế vẫn gặp nhiều bất lợi từ quốc tế và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn thì thị trường chứng khoán cũng phản ứng khá thận trọng cho dù định giá ở mức hấp dẫn. Bên cạnh đó sự phân hóa lớn của TTCK cũng diễn ra đồng thời với sự phân hóa các ngành, các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Phóng viên: Nâng hạng thị trường hiện được nhắc đến nhiều, là một trong những động lực tăng trưởng của thị trường. Ông có đánh giá ra sao về những rào cản cho tiến trình này?

Ông Đặng Trần Phục: Việc nâng hạng thị trường là mong mỏi của không chỉ các nhà đầu tư thậm chí cả nền kinh tế Việt Nam. Vì khi nâng hạng, Việt Nam có thể thu hút lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đổ vào kênh cổ phiếu, không những giúp TTCK được định giá lại cao hơn, mà còn giúp nền kinh tế có thêm động lực để tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đối với nhà nước thì thêm được nguồn dự trữ USD giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, việc nâng hạng thị trường Việt vẫn còn nhiều rào cản như: Hệ thống công nghệ cùng các sản phẩm tài chính đa dạng tiếp cận chuẩn quốc tế; Chính sách room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài; Việc thanh toán bù trừ còn nhiều vấn đề chưa thuận tiện; Công bố thông tin bằng tiếng Anh; Thủ tục đăng ký còn nhiều phức tạp…

Phóng viên: Tại thị trường Việt Nam, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân hiện chiếm áp đảo nhà đầu tư tổ chức, điều này khiến thị trường dễ gặp biến động mạnh. Theo ông, chúng ta cần những giải pháp nào?

Ông Đặng Trần Phục: Kể từ năm 2008, TTCK Việt Nam dường như đang đi ngược khi số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng gấp 10 lần lên hơn 9 triệu tài khoản từ mức chỉ chưa đến 1 triệu tài khoản, trong khi đó cùng thời gian này không có thêm quá nhiều các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức. Điều này đã dẫn đến một sự mất cân đối và rủi ro biến động lớn trên TTCK Việt Nam.

Để đạt được sự hài hòa nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung thì TTCK Việt Nam cần khuyến khích và thu hút được thêm các nhà đầu chuyên nghiệp có thể thông qua một số giải pháp.

Một là, cho phép thành lập thêm các quỹ đầu tư một cách dễ dàng hơn nhưng cần siết chặt vấn đề quản trị rủi ro và pháp lý để từ đó có thêm nhiều quỹ đầu tư ở TTCK Việt Nam.

Hai là, cho phép thành lập các công ty đầu tư chứng khoán như trong luật đã quy định để khuyến khích nhiều nhà đầu tư cá nhân lớn chuyển sang đầu tư chuyên nghiệp.

Ba là, thúc đẩy nâng hạng thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả về mặt quản lý bên cạnh đó tăng cường thúc đẩy đối thoại, kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đầu đàn tham gia vào TTCK Việt Nam.

Quảng cáo

Cuối cùng, đối với các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài việc chú ý đến chuyên môn và hiệu quả đầu tư cần thiết xây dựng các chiến lược về marketing, bán hàng để thu hút được các nhà đầu tư cá nhân đổ vào quỹ nhiều hơn thay vì tham gia trực tiếp trên TTCK.

Phóng viên: Ngân hàng, bất động sản là hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trên thị trường, ông có nhận định gì về bức tranh hai ngành này trong năm mới?

Ông Đặng Trần Phục: Ngân hàng được coi là nhóm cổ phiếu “vua” còn bất động sản được coi là nhóm cổ phiếu đại diện cho tâm lý yêu thích của nhà đầu tư và 2 ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 60% lợi nhuận và 50% vốn hóa toàn bộ thị trường chứng khoán.

Năm 2024, AzFin đánh giá cổ phiếu ngành Ngân hàng là điểm sáng với lợi nhuận sau thuế có thể tăng 20%.

Thứ nhất, nợ xấu có thể tạo đỉnh vào cuối năm 2023 và quý I/2024 từ đó giúp các ngân hàng giảm gánh nặng chi phí dự phòng góp phần tăng lợi nhuận.

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng năm 2023 vẫn đạt khá cao hơn mức 13,7%, cao gấp 2,7 lần tốc độ tăng trưởng GDP thực, đặc biệt tín dụng tăng mạnh cuối năm sẽ thúc đẩy gia tăng thu nhập lãi thuần năm 2024 mạnh hơn. Năm 2024 dự báo tín dụng có thể còn tăng mạnh hơn năm 2023 khi kinh tế dần hồi phục, lãi suất thấp.

Thứ ba, lãi suất huy động và cho vay đã về mức thấp và cân bằng, NIM dự báo sẽ có thể cải thiện trong nửa cuối năm 2024, giúp ngành Ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

Thứ tư, hoạt động dịch vụ như bảo hiểm, trái phiếu sẽ dần hồi phục trong 2024.

Đối với ngành bất động sản đã có những dấu hiệu tạo đáy ở một số phân khúc và một số vùng, AzFin kỳ vọng năm 2024 thị trường BĐS có thể hồi phục nửa cuối năm, từ đó tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có quỹ đất sạch pháp lý 100% và đã hoàn thiện nghĩa vụ thuế với nhà nước đầy đủ. Tuy vậy nhà đầu tư cần lưu ý cổ phiếu bất động sản có tính đầu cơ và biến động rất lớn do đó cần đảm bảo quản trị rủi ro chặt chẽ khi tham gia nhóm này.

Phóng viên: Ông nhận định ra sao về thị trường trong năm mới?

Ông Đặng Trần Phục: Với kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ dần hồi phục, tôi kỳ vọng TTCK năm 2024 sẽ có một năm tích cực hơn năm 2023 dựa trên những cơ sở dưới đây:

Đó là định giá thời điểm cuối năm 2023 đầu năm 2024 của TTCK ở mức hấp dẫn với P/E = 13,5 lần thấp hơn trung bình 15 lần, P/B = 1,65 lần thấp hơn trung bình 2,2 lần; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết dự báo tăng trưởng 15-22%; Cung tiền giá rẻ bắt đầu tung ra mạnh cuối năm 2023 và dự báo tiếp diễn năm 2024, từ đó giúp kinh tế tốt hơn và có một phần dòng tiền chảy vào kênh đầu tư cổ phiếu; Kênh chứng khoán tỏ ra hấp dẫn tương đối hơn so với các kênh như gửi tiết kiệm, vàng và USD.

Tuy vậy, TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn còn những rủi ro lớn đặc biệt đến từ sự bất ổn địa chính trị đã, đang và có thể diễn ra rất mạnh trên thế giới. Vì thế nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ xảy ra.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?