Ấn Độ bất ngờ áp mức thuế 20% lên xuất khẩu gạo đồ, gạo Việt Nam vẫn khó cạnh tranh

Ấn Độ không chỉ là nước xuất khẩu gạo đồ lớn, còn là 1 trong 4 quốc gia thuộc khu vực Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan) tiêu dùng gạo đồ nhiều nhất thế giới. Động thái này của Chính phủ Ấn Độ, đã làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng lươ

Sau động thái bất ngờ cấm xuất khẩu gạo trắng thường thì vào ngày 26/8/2023, Chính phủ Ấn Độ đã áp đặt mức thuế 20% đối với xuất khẩu gạo đồ và có hiệu lực ngay lập tức, động thái nhằm duy trì đủ lượng gạo dự trữ trong nước và kiểm soát giá trong nước. Không dừng lại ở đó, để tránh gian lận loại gạo non – basmati thành basmati giá rẻ Chính phủ Ấn Độ sẽ cho áp giá sàn gạo basmati là 1.200 USD/tấn. Tờ Business Standard (Ấn Độ) đưa tin hôm 26/8.

Mặt khác, Myanmar cũng sẽ hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo (trừ gạo đồ) kể từ ngày 1/9 đến 15/10/2023.

Thị trường gạo đồ dự kiến tăng đáng kể trong giai đoạn tới

Theo Cơ quan Lương thực Liên Hợp Quốc, vào tháng 7, chỉ số giá gạo đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm, do giá ở các nước xuất khẩu chính tăng vọt do nhu cầu mạnh mẽ sau khi Ấn Độ – quốc gia chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới áp đặt các hạn chế xuất khẩu.

GS.TS Bùi Chí Bửu – nhà khoa học có 46 năm (từ 1977 đến nay) gắn bó với cây lúa và kinh qua các chức vụ Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Viện trưởng Viện Khoa học Nông Nghiệp miền Nam cho biết, thị trường gạo đồ và gạo trắng toàn cầu đạt con số 488,3 triệu tấn vào năm 2023, dự đoán đạt 509,2 triệu tấn trong năm 2026. Số lượng lưu thông trên thị trường thế giới chiếm 8-10% con số nói trên.

Gạo đồ thường cho cơm khô, có thể ăn bằng tay nên được người đạo Hồi ưa chuộng. Quá trình đồ gạo thúc đẩy các chất dinh dưỡng từ cám đi vào bên trong hạt, làm tăng hương vị, nhiều dưỡng chất tốt hơn so với gạo thường.

Thị trường gạo đồ toàn thế giới được dự kiến tăng với mức độ đáng kể trong giai đoạn tới, từ giữa năm 2023 đến 2029. Trong năm 2022, thị trường gạo đồ phát triển với mức độ tăng dần đều, với sự thích ứng ngày càng tăng về các chiến lược của những doanh nhân, và thị trường gạo đồ được kỳ vọng tăng theo dự đoán.

Hơn nữa, kết quả phân tích thị hiếu người tiêu dùng, động thái thị trường, sự ra đời của sản phẩm gạo đồ mới, tác động của COVID-19, xung đột khu vực trên thế giới và trung tính carbon (carbon neutrality) cung cấp thông tin rất cần thiết để các thương nhân triển khai thị trường gạo đồ toàn cầu.

Việt Nam đã xuất khẩu gạo đồ sang các nước Đông Âu, châu Phi và một số quốc gia châu Á

Quảng cáo

Theo ông Arup Kumar Gupta, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lương thực V.A.P, Kiến Tường, tỉnh Long An, V.A.P liên doanh với Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) và hai đơn vị nước ngoài là Auro Capital và Phoenix Comodities xây dựng nhà máy chế biến gạo đồ với vốn đầu tư giai đoạn đầu khoảng 15 triệu USD. Vốn đầu tư cho một nhà máy làm gạo đồ tốn kém gấp 5 lần nhà máy chế biến gạo trắng thế nhưng việc tiếp cận với thị trường này cũng không dễ dàng gì.

Đây là nhà máy sản xuất gạo đồ thứ ba của Việt Nam, sau nhà máy của Công ty Cổ phần Vinh Phát (TP.HCM) tại An Giang và nhà máy của một Công ty Thái Lan ở Tiền Giang (năm 2013).

Thị trường gạo đồ phần lớn thuộc về các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nên rất khó thâm nhập và cạnh tranh với họ. Do vậy, Vinafood 2 bắt buộc phải chọn con đường liên doanh chế biến xuất khẩu gạo đồ; thay vì tự mình làm toàn bộ. Lúc bấy giờ Vinafood 2 chiếm tới 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2013). Vinafood 2 tập trung lo phần nguyên liệu trong nước đảm bảo số lượng và chất lượng. Đầu ra thuộc về các đối tác đảm nhận.

Gạo đồ Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, châu Phi và một số quốc gia châu Á, giá đang ở mức tương đối cao so với gạo trắng. Nếu việc mở thị trường thuận lợi, Việt Nam có thể xuất khẩu 100.000 – 150.000 tấn gạo đồ trong năm 2011. Cũng trong năm này, V.P.A lập kế hoạch tăng sản lượng gạo đồ xuất khẩu 300-400 nghìn tấn/năm.

Trước đây, Việt Nam từng xuất khẩu gạo đồ đi các nước với khối lượng khá lớn nhưng từ khi diện tích lúa IR 50404 giảm mạnh, cầu vượt cung đẩy giá lúa IR 50404 tăng cao lại rất khó mua, nên giá gạo đồ Việt Nam khó cạnh tranh lại với các nước xuất khẩu khác. Đặc biệt là Ấn Độ và Thái Lan.

“Hiện nay các nhà máy sản xuất gạo đồ tại Việt Nam vẫn đang sản xuất gạo đồ nhưng lượng không lớn, chủ yếu xuất bán cho các khách hàng truyền thống của công ty, những lúc không làm gạo đồ thì nhà máy chạy gạo trắng, gạo thơm. Tuy Chính phủ Ấn Độ áp mức thuế 20% lên xuất khẩu gạo đồ, nhưng giá gạo đồ Ấn Độ vẫn rẻ hơn một chút so với giá gạo đồ Thái Lan. Thị trường gạo đồ Việt Nam vẫn yếu vì giá lúa IR 50404 đang cao gần bằng gạo thơm nên khó cạnh tranh”, một doanh nghiệp sản xuất gạo đồ nói.

Những thị trường lớn tiêu thụ gạo đồ

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, nhu cầu gạo đồ của các quốc gia theo đạo Hồi chiếm khoảng 3,5 – 4,0 triệu tấn/năm. Người theo đạo Hồi giáo hiện chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới, dự kiến chiếm 30% dân số thế giới vào năm 2024 và đạt 2,2 tỷ người năm 2030. Đa phần họ sử dụng gạo làm lương thực chính, gạo đồ là “key food” của thị trường Halal; và 62% người Hồi giáo sống tập trung ở châu Á, khoảng cách địa lý gần Việt Nam.

Mức tiêu thụ gạo đồ tăng, đặc biệt là ở các vùng dân cư có thu nhập cao. Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan) là khu vực tiêu dùng gạo đồ nhiều nhất thế giới. Hiện Bộ Công thương sắp hoàn tất Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-Israel và khởi động đàm phán FTA Việt Nam-UAE, và sắp ký FTA với Saudi Arabia. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục phát triển ngành chế biến gạo đồ thì khả năng thâm nhập các thị trường Halal là rất cao.

Các nước xuất khẩu gạo đồ nhiều nhất là Ấn Độ, Thái Lan và Mỹ. Dự báo, thị trường gạo đồ và gạo trắng biểu hiện tăng khá đều đặn và ổn định trong 5 năm tới.

Theo Lao động & Công đoàn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ

Dòng tiền suy giảm, VN-Index giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp

Chứng khoán diễn biến giằng co trong phiên ngày 26/6 với sắc đỏ chiếm ưu thế trên toàn thị trường. Áp lực bán gia tăng, khiến VN-Index có phiên giảm điểm nhẹ phiên thứ liên tiếp.

Cổ phiếu “họ” Vin bứt phá, VN-Index áp sát mốc 1.360 điểm Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm