Biến động cơ cấu cổ đông lớn tại Hải Phát Invest, Viconship

Nhóm cổ đông Hoàng Văn Toàn đã bán ra hơn 35,1 triệu cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát và rời ghế cổ đông lớn ngay trước thời điểm công ty này vừa thông qua kế hoạch huy động vốn lớn.

Biến động cơ cấu cổ đông lớn tại Hải Phát Invest, Viconship

Nhóm cổ đông Hoàng Văn Toàn rời ghế cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát

Nhóm cổ đông liên quan ông Hoàng Văn Toàn đã bán ra hơn 35,1 triệu cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) trong phiên ngày 1/4. Qua đó, giảm sở hữu từ 16,54% vốn điều lệ xuống 4,997% vốn điều lệ và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Hải Phát Invest.

Được biết, ông Hoàng Văn Toàn đang là đại diện pháp luật của Công ty CP Đầu tư Toàn Tín Phát.

Trước đó, ngày 14/9/2023, nhóm cổ đông liên quan ông Hoàng Văn Toàn (bên liên quan là Công ty CP Đầu tư Toàn Tín Phát) cho biết đã sở hữu lên tới 16,54% vốn điều lệ.

Tới ngày 21/10/2023, ông Vũ Hồng Sơn (người của nhóm Toàn Tín Phát) đã được bầu vào thành viên HĐQT tại Hải Phát Invest với kỳ vọng nhóm cổ đông mới sẽ giúp Hải Phát Invest tái cơ cấu sau một giai đoạn dài gặp khó khăn. Tuy nhiên, với động thái bán ra cổ phiếu chỉ sau hơn 6 tháng trở thành cổ đông lớn của nhóm ông Hoàng Văn Toàn, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về quá trình tái cơ cấu của Hải Phát, đặc biệt là ngay tại thời điểm công ty này vừa thông qua kế hoạch huy động vốn lớn.

Hai cá nhân trở thành cổ đông lớn của Viconship

Cùng trong ngày 29/3, hai cá nhân là bà Lê Thị Thu Trang và ông Đàm Văn Huy báo cáo đã mua vào lần lượt là 4,7 triệu cổ phiếu VSC và 7,8 triệu cổ phiếu VSC của Công ty CP Container Việt Nam (Viconship). Tổng cộng, hai cá nhân trên đã mua 12,5 triệu cổ phiếu VSC.

Theo đó, sau giao dịch bà Lê Thị Thu Trang nâng sở hữu tại Viconship từ 3,6 triệu cổ phiếu lên thành 8,3 triệu cổ phiếu (tương đương 6,2% vốn). Ông Đàm Văn Huy cũng nâng sở hữu lên 5,84% vốn (không sở hữu cổ phiếu nào trước giao dịch).

Phiên ngày 29/3, cổ phiếu VSC ghi nhận khối lượng thỏa thuận đạt 14,9 triệu đơn vị, giá trị gần 333 tỷ đồng, tương đương trung bình 22.320 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo mức giá này, bà Trang và ông Huy đã chi ra khoảng 105 tỷ đồng và 174 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu.

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại ACB

Dragon Financial Holdings Limited thuộc Dragon Capital báo cáo đã bán ra 2 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TM cổ phần Á Châu vào phiên ngày 2/4. Chiếu theo thị giá kết phiên 2/4, lượng cổ phiếu trên trị giá khoảng 57 tỷ đồng. Dragon Financial Holdings hạ sở hữu tại ACB xuống 140,8 triệu cổ phiếu, tương ứng với 3,6% vốn.

Như vậy, sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm Dragon Capital tại ACB giảm từ 194,8 triệu cổ phiếu (5,016% vốn) xuống 192,8 triệu cổ phiếu (4,963% vốn), không còn là cổ đông lớn từ 4/4.

Quảng cáo

Cũng tại ACB, trước đó, một tổ chức nước ngoài khác là Whistle Investment Limited đã thoái toàn bộ vốn sau khi bán 145 triệu cổ phiếu vào 22/3 và 49 triệu cổ phiếu vào 28/3. Số tiền thu về ước tính khoảng 5.471 tỷ đồng. Danh tính của bên mua trong hai phiên giao dịch trên chưa được công bố.

Thành viên HĐQT Hòa Phát bán 1 triệu cổ phiếu HPG

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) thông báo đã bán 1 triệu cổ phiếu HPG trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 đến ngày 2/4, theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Trước đó, ông Quang đăng ký bán cổ phiếu để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, sở hữu của ông Quang giảm từ 103,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,78%) xuống còn 102,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,77%).

Tạm tính theo giá đóng cửa bình quân của cổ phiếu HPG trong thời gian diễn ra giao dịch là khoảng 30.270 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Quang có thể thu về khoảng 30,3 tỷ đồng từ giao dịch bán số cổ phiếu trên.

Phó Chủ tịch Hoa Sen bán thành công 1,5 triệu cổ phiếu HSG

Ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực - điều hành Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đã bán khớp lệnh 1,5 triệu cổ phiếu HSG từ ngày 7/3 đến ngày 2/4. Sau giao dịch, sở hữu của vị phó chủ tịch giảm từ 1,78 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,29%) xuống còn 281.147 cổ phiếu (tỷ lệ 0,04%).

Tạm tính theo giá kết phiên bình quân của cổ phiếu HSG trong thời gian diễn ra giao dịch là khoảng 22.850 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Chu có thể thu về khoảng hơn 34 tỷ đồng sau khi bán cổ phiếu.

Trước đó, từ cuối tháng 11/2023 đến đầu tháng 3/2024, ông Trần Ngọc Chu đã ba lần đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu HSG nhưng kết quả đều bất thành với cùng một lý do là điều kiện thị trường không phù hợp.

Người nhà lãnh đạo Thép Pomina bán ra hơn 5,3 triệu cổ phiếu POM

Bà Nguyễn Thị Tuyết - vợ ông Đỗ Xuân Chiểu, Thành viên HĐQT Thép Pomina - thông báo đã bán toàn bộ hơn 5,3 triệu cổ phiếu POM của Công ty CP Thép Pomina trong khoảng thời gian từ ngày 28/3 đến ngày 29/3, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.

Trong thời gian diễn ra giao dịch, cổ phiếu POM không ghi nhận giao dịch thỏa thuận. Tạm tính theo giá kết phiên trung bình của hai phiên là 5.170 đồng/cổ phiếu, ước tính bà Tuyết có thể thu về khoảng 27,4 tỷ đồng sau khi bán hết cổ phiếu.

Bà Tuyết bán ra cổ phiếu trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, nhiều người nhà của các lãnh đạo Thép Pomina bán một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu POM nắm giữ.

Cổ phiếu này đang thuộc diện bị kiểm soát theo quyết định ngày 10/4/2023 do công ty vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán trong hai năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.

Ngày 2/4 vừa qua, HOSE có công văn nhắc nhở công ty chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023. Như vậy, cổ phiếu POM rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc căn cứ theo quy định. Do đó, HOSE thông báo sẽ thực hiện hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu POM theo quy định nêu trên.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày