Bộ Tài chính: Rủi ro trái phiếu gắn với doanh nghiệp phát hành, chứ không liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu như ngân hàng

Rủi ro của trái phiếu là rủi ro gắn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứ không phải là rủi ro liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu, trong đó có các ngân hàng thương mại phân phối trái phiếu

Bộ Tài chính: Rủi ro trái phiếu gắn với doanh nghiệp phát hành, chứ không liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu như ngân hàng

Trong thông báo mới phát đi, Bộ Tài chính cho biết với đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường kể từ quý II/2023 tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có dấu hiệu cải thiện, khối lượng phát hành tăng.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Chính phủ, kể từ quý II/2023 tình hình thị trường TPDN có dấu hiệu cải thiện, khối lượng phát hành tăng.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng; khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022). Kể từ khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, khối lượng phát hành là 179,5 nghìn tỷ đồng. Trong tháng 10/2023, khối lượng phát hành là 41 nghìn tỷ đồng, tăng 17 nghìn tỷ đồng so với tháng 9/2023. Từ đầu năm các doanh nghiệp đã mua lại lượng trái phiếu trước hạn là 190,7 nghìn tỷ (cao hơn tổng số phát hành). Riêng trong tháng 10/2023, các doanh nghiệp đã mua lại khoảng 14,2 nghìn tỷ đồng.

"Sự hồi phục tích cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là cộng hưởng của cả các chính sách quyết liệt của Chính phủ và sự chuyển biến của các chủ thể tham gia thị trường", ông Nguyễn Hoàng Dương nhấn mạnh.

Các chính sách quyết liệt của Chính phủ, có thể kể đến như: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP để tạm hoãn thi hành một số quy định của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP để doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý các khó khăn trước mắt về trái phiếu, góp phần giảm áp lực thanh khoản và dần khôi phục niềm tin cho thị trường. Từ ngày 19/7/2023, hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động, góp phần thúc đẩy tính thanh khoản cho thị trường TPDN và tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp TPDN riêng lẻ phát triển bền vững hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành cũng ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép ngân hàng thương mại giãn thời gian trả nợ lãi và gốc của các khách hàng đang gặp khó khăn, giảm lãi suất, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ để cung ứng vốn cho nền kinh tế…

Sau khi các chính sách được ban hành đồng bộ, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cả doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ có chuyển biến mạnh mẽ, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường hơn. Đây là yếu tố giúp thị trường minh bạch và phát triển bền vững.

Quảng cáo

Dù thị trường đã có dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cảnh báo về các rủi ro của thị trường, khuyến nghị nhà đầu tư phải đánh giá được các rủi ro khi quyết định đầu tư.

"Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cần lưu ý phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và quan trọng hơn nữa là nhà đầu tư cần phải có hiểu biết đầy đủ về quy định của pháp luật, tiếp cận đầy đủ thông tin về doanh nghiệp phát hành và trái phiếu, đánh giá kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, thận trọng đối với các dịch vụ tư vấn, phân biệt rõ sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp với tiền gửi ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro tương xứng với lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình", ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết.

Ông Nguyễn Hoàng Dương cũng lưu ý: "Rủi ro của trái phiếu là rủi ro gắn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứ không phải là rủi ro liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu, trong đó có các ngân hàng thương mại phân phối trái phiếu".

Để ổn định và phát triển thị trường TPDN, thời gian tới Bộ Tài chính sẽ phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai các giải pháp để ổn định và phát triển thị trường TPDN công khai, minh bạch, an toàn, bền vững nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định môi trường đầu tư, đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường.

Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện chính sách theo hướng tăng cường quản lý giám sát thị trường TPDN, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải thiện chất lượng của các tổ chức cung cấp dịch vụ; triển khai các giải pháp thúc đẩy việc phát hành TPDN ra công chúng đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện bên cạnh kênh phát hành riêng lẻ để đa dạng hóa nhà đầu tư.

Bên cạnh đó là phát triển cơ sở nhà đầu tư thông qua việc rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư dài hạn (quỹ đầu tư) để tạo cầu đầu tư bền vững cho thị trường.

Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi, yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Yêu cầu các doanh nghiệp trường hợp có khó khăn trong thanh toán thì phải làm việc, đàm phán với các nhà đầu tư để thống nhất phương án cơ cấu lại trái phiếu.

Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông ổn định tâm lý, tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn.

Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tại các doanh nghiệp phát hành, các công ty cung cấp dịch vụ để nâng cao chất lượng phát hành của doanh nghiệp phát hành, chất lượng cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN, củng cố niềm tin nhà đầu tư. Sau kiểm tra sẽ có công bố công khai rộng rãi ra thị trường về các sai phạm nếu có.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1

Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh

Vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới, trên 3.200 USD/ounce khi mối lo ngại về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới Giá vàng phục hồi, vàng SJC vượt 100 triệu đồng mỗi lượng

Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán giao dịch “bùng nổ” với gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, gồm 328 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, chỉ có 7 mã cổ phiếu giảm giá (gồm 1 mã giảm sàn) hầu hết ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index vẫn “bốc hơi” gần 20 điểm VN-Index tiếp tục giảm hơn 6%, chứng khoán Việt Nam mất gần 1,1 triệu tỷ vốn hóa chỉ sau 3 phiên

Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau

Phiên sáng ngày 10/4, giá vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới, với giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng và vàng miếng áp sát theo sau (103,9 triệu đồng/lượng), cùng tăng khoảng 2 triệu đồng/lượng so với phiê

Giá vàng SJC đi ngang, vàng nhẫn điều chỉnh nhẹ Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, Hang Seng giảm gần 10% đầu phiên, Nikkei 225 chạm đáy 18 tháng

Đà bán tháo tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục kéo dài sang tuần mới. Nỗi lo thương chiến toàn cầu bắt nguồn từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro.

Chứng khoán giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Tiên Phong tiếp tục bị “xả” mạnh Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm

Tại sao xu hướng người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà?

Những năm gần đây, giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao và vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến ngày càng nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Ngân hàng “chắp cánh ước mơ” mua nhà cho giới trẻ