Cẩn trọng với vận động mạnh của chỉ số, nhà đầu tư nên lưu ý gì với danh mục đầu tư?

Sau 4 tuần tăng điểm, vận động mạnh của chỉ số đã xuất hiện khiến cho chuỗi tăng điểm chấm dứt. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm cập nhật về những chuyển động mới của thị trường chứng khoán.

Cẩn trọng với vận động mạnh của chỉ số, nhà đầu tư nên lưu ý gì với danh mục đầu tư?

"Cảnh giác hơn với vận động mạnh của thị trường, có thể không chỉ là nhịp rung lắc thông thường"

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam

Từ đầu tuần giao dịch trước, quan điểm của tôi về thị trường đã chuyển theo hướng thận trọng. Một lý do ít được nhà đầu tư để ý là lạm phát tăng trở lại. Giá của một số hàng hóa như giá khí, kim loại, nông sản đã tăng, qua đó có thể dẫn đến số liệu lạm phát tăng trở lại trong tháng 5.

Cùng với đó lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về việc FED tiếp tục neo lãi suất cao thay vì sớm có động thái cắt giảm lãi suất.

Yếu tố kém tích cực này sẽ khiến cho đồng USD đang có dấu hiệu tăng trở lại từ đó tạo ra áp lực tỷ giá. Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có động thái bơm ròng và Chính phủ muốn hạ lãi suất cho vay 1-2% thì khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn đang hiện hữu.

Tất nhiên, kịch bản tích cực là FED có thể có 1 lần giảm lãi suất vẫn còn do mục tiêu lạm phát 2% là tương đối bất khả thi. Có thể sẽ có sự thỏa hiệp trong quan điểm điều hành của FED: có thể chấp nhận lạm phát cao để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo tôi, nhà đầu tư chưa cần quá lo lắng về rủi ro NHNN có thể tăng lãi suất cơ bản ở thời điểm này. Có thể lãi suất liên ngân hàng đang trở nên nóng hơn, đánh tín hiệu về căng thẳng thanh khoản. Tuy nhiên, kinh tế vẫn còn hồi phục khá chậm và nhu cầu tín dụng chưa tăng trưởng mạnh trở lại.

Có thể, lãi suất sẽ tăng vào giai đoạn cuối năm với nhu cầu tín dụng tốt hơn. Cùng với đó, Luật Đất đai sửa đổi cũng sẽ đi vào thực tiễn, hỗ trợ thêm cho tín dụng.

Quảng cáo

Với quan điểm thận trọng, tôi cho rằng nhà đầu tư ngắn hạn nên giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về quanh 40-50%. Nếu chỉ số VN-Index không giữ được mốc trên 1.250, nên quản trị rủi ro bằng việc hạ hết tỷ trọng.

Nhìn chung, nhịp giảm mạnh của thị trường trong phiên cuối tuần qua cần được đánh giá kỹ hơn. Có thể, biến động của thị trường là tín hiệu cảnh báo hơn là một sự rung lắc thông thường.

chuyengiachungkhoan265-2167.jpg
Từ trái qua: ông Nguyễn Thế Minh, ông Đinh Quang Hinh.

"Rủi ro gia tăng, nhà đầu tư ngắn hạn cần ưu tiên quản trị rủi ro"

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích VNDIRECT

Rủi ro ngắn hạn đang tăng lên khi thị trường đón nhận những thông tin không mong đợi cả trong nước và quốc tế. Cụ thể, những số liệu vĩ mô Mỹ được công bố tuần qua như PMI dịch vụ, PMI sản xuất, số đơn trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự báo cho thấy triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.

Điều này làm dấy lên lo ngại về việc Fed sẽ tiếp tục trì hoãn giảm lãi suất điều hành. Kỳ vọng về việc FED giảm lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 9 đã giảm về 51%, so với mức 68% của tuần trước đó. Diễn biến này kéo theo phiên điều chỉnh mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày thứ 5.

Trong nước, bất chấp những nỗ lực can thiệp của NHNN, áp lực tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt. Theo một số nguồn tin, NHNN đã phải bán ra 3,5 tỷ USD để bình ổn thị trường, cộng với việc đấu thầu vàng miếng đã hút một lượng thanh khoản khá lớn khỏi thị trường. Điều này khiến thanh khoản trên hệ thống không còn dư thừa như trước và lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã vượt ngưỡng 5%. Trong phiên 22 và 23 tháng 5, đã có một số ngân hàng thương mại tìm đến kênh hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước với khối lượng trúng thầu trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) liên tục ở mức cao. Đi kèm với đó, NHNN cũng tăng lãi suất OMO lên mức 4,5%/năm, tăng thêm 25 điểm cơ bản so với trước.

Những thông tin trên đã có tác động ngay lập tức tới diễn biến thị trường chứng khoán khi đây là kênh “nhạy cảm” với lãi suất. Trước những dấu hiệu rủi ro đang xuất hiện, điều cần thiết đối với nhà đầu tư là cần đánh giá lại trạng thái danh mục đầu tư hiện tại, nên đặt ưu tiên quản trị rủi ro lên hàng đầu.

Theo đó, đối với những nhà giao dịch (trading ngắn hạn) đang sử dụng đòn bẩy (margin) hoặc đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, cần tận dụng các nhịp phục hồi kỹ thuật để giảm trạng thái, hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn để quản trị rủi ro danh mục đầu tư.

Đối với những nhà đầu tư dài hạn, có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu chưa đạt giá mục tiêu, tuy vậy chưa nên vội vàng mua vào mà cần kiên nhẫn quan sát cung cầu, diễn biến thị trường trong những phiên tới, chờ đợi các điểm mua hấp dẫn hơn để giải ngân. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VN-Index là vùng 1.250 điểm và ngưỡng hỗ trợ xa hơn là vùng quanh 1.220 điểm.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1