Chứng khoán rực lửa phiên cuối tuần, VN-Index "bốc hơi" gần 14 điểm

Số lượng cổ phiếu giảm giá gấp gần 3 lần tăng giá, khiến thị trường chứng khoán rực lửa phiên cuối tuần, VN-Index “bốc hơi” gần 14 điểm, xuống ngưỡng 1.245 điểm.

Phiên 28/6, thị trường mở cửa trong sắc xanh, nhưng chỉ duy trì được khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, đà bán chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu tư xuất hiện khiến thị trường rung lắc mạnh, rồi nhanh chóng rơi xuống dưới tham chiếu.

Từ cuối phiên sáng đến cả phiên chiều, đà bán của các nhà đầu tư liên tục gia tăng, khiến chỉ số chính VN-Index chìm sâu dưới tham chiếu.

Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm 13,77 điểm, xuống 1.245,32 điểm. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 2,48 điểm, xuống 237,59 điểm. Tương tự, sàn UPCoM-Index giảm 0,99 điểm, xuống 97,54 điểm.

Kịch bản cũ tiếp tục tái diễn trong những tuần gần đây khi nhóm VN30 là tâm điểm gây áp lực điều chỉnh. Phiên 28/6, nhóm VN30 chỉ 9 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và có tới 18 mã giảm giá.

vn-index-2756.png
Sắc đỏ bao trùm thị trường trong phiên cuối tuần (28/6). Nguồn: Vietstock

Giảm 5% xuống 34.200 đồng, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam gây áp lực lớn nhất lên chỉ số VN-Index, với hơn 1,7 điểm. Theo sau là cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV giảm 1,93%, xuống 31.000 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là các cổ phiếu HPG, FPT, VPB, HVN, CTG, MBB, BCM, LPB, …

Ở chiều ngược lại, tăng 0,55% lên 18.900 đồng, cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank dẫn đầu nhóm kéo chỉ số chính VN-Index. Theo sau là cổ phiếu VIC , VNM, SHB, MSN, GAS, VHM, SBT, HDB, … cũng đều tăng dưới 1%. Trong nhóm VN30 chỉ có duy nhất cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tăng trên 1% trong phiên giao dịch hôm nay.

Quảng cáo

Hôm nay, thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện rõ rệt, với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt gần 23.700 tỷ đồng, tăng hơn 6.100 tỷ đồng so với phiên trước. Độ rộng của thị trường nghiêng hẳn về bên bán với số lượng cổ phiếu giảm giá gấp gần 3 lần cổ phiếu tăng, 654 mã giảm giá (gồm 44 mã giảm sàn) so với 265 mã tăng giá (gồm 43 mã tăng trần).

Tại các nhóm ngành, sắc đỏ bao phủ toàn bộ các nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, sản xuất, công nghệ và thông tin, sản phẩm cao su, sản xuất, vật liệu xây dựng, …

Trong đó, nhóm sản phẩm cao su bị nhà đầu tư xả hàng mạnh nhất, gây áp lực lớn nhất cho nhóm này là cổ phiếu GVR giảm 5%. Theo sau là cổ phiếu DRC của Công ty CP Cao su Đà Nẵng giảm sàn 6,97%. Tiếp đó, là cổ phiếu CSM của Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam giảm 4,75%.

Ngược dòng, cổ phiếu BRC của Công ty CP Cao su Bến Thành tăng 1,36% lên 14.900 đồng/cổ phiếu.

Dù thị trường rực lửa nhưng phiên 28/6 vẫn ghi nhận có tới 43 “cây nến tím”, hầu hết là các cổ phiếu của các công ty có vốn hóa nhỏ nằm rải rác ở các nhóm ngành bất động sản, phát điện, bán lẻ, ….

khoi-ngoai-ban-rong-9094.png
Cổ phiếu FUEVFVND, FPT tiếp tục bị nhà đầu tư nước ngoài "chốt lời" mạnh. Nguồn: Vietstock

Khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng trên thị trường, với khối lượng bán ròng trong phiên 28/6 là gần 1.200 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại tiếp tục “chốt lời” mạnh cổ phiếu FUEVFVND với giá trị gần 280 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu FPT gần 255 tỷ đồng, cổ phiếu TCB (181,74 tỷ đồng), cổ phiếu VPB (126,81 tỷ đồng), cổ phiếu MWG (112,72 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu KDH của Khang Điền với giá trị 39 tỷ đồng, cổ phiếu VNM (33,48 tỷ đồng), cổ phiếu MCH (31,73 tỷ đồng), cổ phiếu PC1 (31,62 tỷ đồng), …

 

Theo Markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ