Chứng sỹ Việt Nam có thêm 40 phút hít thở bầu không khí trên 1.300 điểm

Thời gian chứng sỹ Việt Nam được hưởng bầu không khí trên 1.300 điểm đã dài hơn so với lần “mừng hụt” trước đó. Dù chưa thể vỡ oà sung sướng nhưng ít nhất thị trường vẫn giữ được đà tăng điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tưởng chừng sẽ có một phiên bùng nổ để chinh phục mốc 1.300 điểm sau khi khởi đầu tháng 10 đầy hưng phấn. Tuy nhiên, áp lực chốt lời mạnh trên hàng loạt Bluechips đã khiến đà tăng bị thu hẹp. VN-Index giữ được 40 phút trên 1.300 điểm trước khi quay đầu và đóng cửa tại mức 1.292,20 điểm.

Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng ít ngày chỉ số chính của chứng khoán Việt Nam công phá bất thành ngưỡng kháng cự mạnh. Tuy nhiên, thời gian chứng sỹ được hưởng bầu không khí trên 1.300 điểm đã dài hơn so với lần “mừng hụt” phiên 27/9. Dù chưa thể vỡ oà sung sướng nhưng ít nhất thị trường vẫn giữ được đà tăng điểm.

Thêm một điểm tích cực là khối ngoại đã quay đầu mua ròng gần 700 tỷ trên HoSE trong phiên 1/10 vừa qua. Đây là động thái khác biệt so với những lần VN-Index tiếp cận mốc 1.300 thời gian gần đây. Sự thay đổi này mang đến hy vọng dòng vốn ngoại đảo chiều trong thời gian tới, đặc biệt khi triển vọng nâng hạng đang ngày càng rõ ràng sau những nỗ lực của cơ quan quản lý.

Sáng 1/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức công bố thông tin về Thông tư 68/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính vừa ban hành, trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11. Theo đó, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu đủ tiền. Công ty chứng khoán thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của nhóm nhà đầu tư này để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên.

Quảng cáo

Theo nhiều nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ đón hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào nếu được nâng hạng. Tuy nhiên, đây vẫn là lộ trình cần thời gian và nhà đầu tư cũng cần lưu ý vấn đề dòng vốn rút ra bởi các quỹ chuyên đầu tư thị trường cân biên có thể tác động trái chiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đang hiện hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang có góc nhìn khá lạc quan về thị trường. Theo ông Petri Deryng, người đứng đầu của quỹ Pyn Elite Fund, khi đó tốc độ tăng trưởng thu nhập của các công ty niêm yết tại Việt Nam đang bắt đầu tăng tốc trở lại, P/E của thị trường chứng khoán dự phóng năm 2024 sẽ ở mức 11,9 lần và tiếp tục giảm xuống 9,9 lần vào năm 2025.

“Rất có khả năng thị trường chứng khoán không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy trong một thời gian dài và tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên. Thị trường chứng khoán thậm chí có thể chứng kiến những đợt tăng giá khá đáng kể vì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có thể tăng mức đầu tư của họ vào Việt Nam”, ông Petri dự báo.

Cơ sở được nhà quản lý quỹ đến từ Phần Lan đưa ra đó là những yếu tố không chắc chắn đang được thay thế bằng kỳ vọng tích cực về tăng trưởng thu thập của doanh nghiệp trong những năm tới. Đồng thời, các chính sách tiền tệ trên toàn thế giới đã có bước chuyển biến tích cực. Thêm vào đó, rủi ro là tăng trưởng thu thập của các doanh nghiệp Việt Nam đã thấp hơn dự báo.

Trong tháng 9 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm cơ bản, qua đó phát tín hiệu cho một chu kỳ chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Đánh giá về động thái này, Dragon Capital cho rằng, đây sẽ là yếu tố giúp giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái, tạo tiền đề cho lãi suất huy động và cho vay tại Việt Nam ổn định hơn.

Trong một động thái tương tự, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) mới đây đã công bố các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế có quy mô lớn nhất từ đại dịch Covid 19 tới nay. Trong đó, các nhóm giải pháp bao gồm (1) Nới lỏng chính sách tiền tệ; (2) Tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường nhà ở; (3) Hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Chứng khoán Agriseco kỳ vọng các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Việt Nam có thể tiếp tục duy trì và tăng cường các chính sách nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cú hích từ gói kích thích sẽ tăng tính hấp dẫn của TTCK và bộ phận phân tích kỳ vọng đây là nhân tố thúc đẩy quá trình đảo chiều dòng vốn ngoại từ trạng thái bán ròng thành mua ròng tại các thị trường châu Á giai đoạn cuối năm.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?