Chuỗi 7 phiên tăng điểm đã tạm dừng

Rung lắc nhẹ đã xuất hiện trong phiên hôm nay (ngày 21/2) khiến VN-Index không duy trì được đà tăng từ các phiên giao dịch trước. Dù vậy, biến động của chỉ số gần như không đáng kể, mất chưa đến 1 điểm khi đóng cửa.

Chuỗi 7 phiên tăng điểm đã tạm dừng

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á vẫn phân hóa khi các thị trường tăng mạnh đang có chiều hướng chững lại như NIKKE225 (-0,26%), TWSE (-0,41%), KOSPI (-0,17%) gặp phải lực cản trong các phiên gần đây. Trong khi đó, SHCMP (+0,97%), HSI (+1,57%), SET (+0,91%) đang có nỗ lực tăng đuổi theo các chỉ số trên.

VN-Index cũng nằm trong nhóm tăng tốt của châu Á và đã đi qua 7 phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ số đã phải tạm dừng chuỗi tăng khi giảm 0,02 điểm trong phiên hôm nay.

Chất xúc tác

Với mức thay đổi điểm không đáng kể, tín hiệu từ thanh khoản của sàn cũng không có sự đột biến nào. Khớp lệnh của HOSE vẫn được duy trì trên mức bình quân 20 phiên, qua đó có phiên thứ 5 liên tiếp đạt trên ngưỡng này.

Nếu rung lắc đủ mạnh hoặc xuất hiện tín hiệu đảo chiều, thanh khoản có thể sẽ tăng lên bất thường đi kèm với những diễn biến giá đáng chú ý của các cổ phiếu.

Quảng cáo

Trong khi đó, hành vi của nhà đầu tư nội và ngoại cũng chưa thay đổi nhiều. Đóng góp 2 chiều của dòng tiền nội là 91%, trong khi đó dòng tiền ngoại đã thu về dưới 9%.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn ưu tiên cho chiều mua với các mã MSB (+478 tỷ đồng), STB (+191 tỷ đồng) được giải ngân nhiều nhất. Tính chung lại, HOSE được mua ròng 23,33 tỷ đồng, trong khi đó 2 sàn còn lại bị rút ra gần 20 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Một trong những lý do khiến cho khối ngoại liên tục mua ròng MSB là do cổ phiếu này bị hở room từ đầu tháng 2/2024. Các phiên mua ròng đã liên tục được ghi nhận gần đây với giá trị mua ròng của phiên hôm nay (21/2) là cao nhất trong chuỗi bơm tiền. MSB (+1,6%) qua đó đã nới thành tích tăng giá từ đầu năm lên gần 22%.

Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng khác như TPB (+4%), STB (+2,6%), CTG (+1%) cũng hưởng lợi từ sự tham gia của tiền ngoại dù quy mô giải ngân nhỏ hơn.

Sự xuất hiện của ngân hàng đã giúp thu hẹp lại gần hết những hao hụt về điểm số khi nhóm Vingroup cần nghỉ ngơi sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ còn lại VRE (+2%) tăng giá trong khi VIC (-2,6%), VHM (-2,5%) đều giảm giá khá mạnh.

Tuy nhiên, các trụ lớn như HPG (-1,4%), MSN (-1,2%), GAS (-1,1%), PLX (-1%) không hoàn toàn đứng cùng phía với ngân hàng nên VN-Index vẫn ghi nhận sắc đỏ với mức giảm 0,02 điểm xuống 1.230 điểm. Thanh khoản đạt 988 triệu đơn vị, tương đương 22.593 tỷ đồng.

Mức độ giảm này không đủ để thay đổi trạng thái tích cực đã được duy trì thời gian qua. Nhóm cổ phiếu Midcap vẫn trong trạng thái phân hóa với TIP (+6,9%), CSV (+6,91%), VGC (+6,62%), DRC (+4,27%), DGC (+3,04%, AAA (+3,67%), IJC (+3,36%) tạo ra điểm nhấn. Trong khi đó, chiều ngược lại, các mã giảm đều chỉ ghi nhận biên độ dưới 1% như VCI, TCH, POW, HAH, PNJ, HHV, PVD, PC1, GMD…

Còn HNX-Index và UPCoM-Index chỉ tăng nhẹ, lần lượt 0,15% và 0,09%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường ngày 05/10: Dầu tăng hơn 9% trong tuần, vàng giảm, ca cao giảm 15%

Chốt phiên giao dịch ngày 04/10/2024, dầu tiếp tục tăng, chạm mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm do nguy cơ chiến tranh Trung Đông.Vàng giảm khi dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh hơn thu hẹp hy vọng cắt giảm lãi suất lớn của Fed. Giá đồng tăng do dữ

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa”