Cổ đông nhiều ngân hàng chuẩn bị được nhận cổ tức

Các thông tin được công bố gần đây cho thấy nhiều ngân hàng sẽ sớm tiến hành việc trả cổ tức cho cổ đông trong thời gian tới.

Ảnh minh họa

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả ba ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank, BIDV và VietinBank vẫn chưa thông báo trả cổ tức cho cổ đông dù đã thông qua nhiều kế hoạch phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, những thông tin trên thị trường gần đây cho thấy nhóm Big3 có thể sớm tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn trong thới gian tới.

Trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chính phủ cho biết đã trình cấp có thẩm quyền Phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại ngân hàng Vietcombank. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ tăng vốn điều lệ đối với các ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank và Ngân hàng Hợp tác xã.

Trước đó, tại phiên họp thứ 37, chiều 24/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank theo tờ trình của Chính phủ.

Trình bày tờ trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư bổ sung từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của Vietcombank

Tại BIDV, ngân hàng này cũng chưa thông báo trả cổ tức trong năm 2024. Lần chia cổ tức gần nhất của BIDV diễn ra vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả lấy từ lợi nhuận còn lại sau thuế và trích lập các quỹ năm 2021.

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, BIDV đã thông qua phương án phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tương ứng tỷ lệ 21% số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2023. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 - 2025. Hiện, phương án phân phối lợi nhuận này đang chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tại VietinBank, mặc dù đã trình phương án và đề xuất khá lâu nhưng tiến trình tăng vốn cũng diễn ra khá chậm. Lần chia cổ tức gần nhất của "ông lớn" này là vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả là lợi nhuận còn lại của năm 2020, giúp vốn điều lệ tăng lên 53.700 tỷ đồng.

Quảng cáo

Ở Đại hội đồng cổ đông vừa qua, Chủ tịch Trần Minh Bình cũng cho biết VietinBank đã nhận được ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 (11.678 tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Như vậy, nếu được các cơ quan có thẩm quyền thông qua, Vietcombank, BIDV và VietinBank có thể triển khai việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông.

Ngoài nhóm ngân hàng quốc doanh, một số ngân hàng cổ phần cũng có kế hoạch trả cổ tức trong thời gian tới.

Sau khi trả cổ tức tiền mặt 10% vào tháng 7, HDBank đang triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% theo nghị quyết được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo đó, cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ phân phối 100:20 (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 20 cổ phiếu mới).

Thời điểm chốt danh sách cổ đông sẽ được công bố sau khi có chấp thuận của các cơ quan chức năng. Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng thêm tối đa 5.825 tỷ đồng lên hơn 35.900 tỷ đồng. Qua đó giúp HDBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và hiệu quả hoạt động cao.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) mới đây cũng đã công bố thông tin về việc triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận giữ lại. Theo đó, ngân hàng sẽ chia cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, đây là mức chi trả khá cao so với mặt bằng chung của thị trường.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến diễn ra vào ngày 15/11 tới đây, LPBank sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu bằng việc trả cổ tức với tỷ lệ 16,8%.

Sau khi chi cổ tức 30% bằng cổ phiếu trong tháng 9, MSB cũng có chủ trương chia cổ tức với tỷ lệ tối đa là 15% bằng tiền hoặc/và bằng cổ phiếu từ lợi nhuận được tạo ra trong năm 2024 cùng với lợi nhuận để lại.

Chia sẻ với báo chí tại Đại hội đồng cổ đông vừa qua, đại diện MSB cho biết nếu kết quả kinh doanh đạt kỳ vọng, ngân hàng có thể thực hiện tạm ứng cổ tức tiền mặt ngay trong quý 4 năm nay.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?