Cổ phiếu “họ” Tiên Phong bị bán tháo, VN-Index “thoát hiểm” phút cuối bất thành

Cổ phiếu “họ” Tiên Phong gồm TPB và ORS bị nhà đầu tư bán tháo, đặc biệt cổ phiếu ORS giảm sàn, trắng bên mua trong ngày VN-Index “thoát hiểm” phút cuối bất thành.

Cụ thể, kết phiên 20/03, giá cổ phiếu TPB của TPBank giảm 5,3%, xuống 15.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng đột biến đạt gần 81 triệu đơn vị - tăng hơn 4 lần so với phiên trước.

Đây là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu TPB, thị giá “bốc hơi” hơn 7%, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đột biến đạt hơn 104 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch hơn 1.600 tỷ đồng.


Cổ phiếu TPB bị nhà đầu tư "xả" đột biến trong phiên 20/03. (Nguồn: Cafef)

Tương tự, cổ phiếu ORS của CTCP Chứng khoán Tiên Phong giảm sàn 6,82%, xuống 12.300 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 24,7 triệu đơn vị - tăng gần gấp đôi phiên trước.

Đáng chú ý, vào thời điểm kết phiên, cổ phiếu ORS “trắng bên mua”, với dư bán hơn 3,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu ORS giảm sàn, "trằng bên mua" trong phiên 20/03. (Nguồn: Cafef)

Đây cũng là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu ORS, với thị giá “bốc hơi” hơn 11%, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt gần 43 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 560 tỷ đồng.

Cổ phiếu “họ” Tiên Phong trở thành tâm điểm “xả” hàng của các nhà đầu tư trong phiên hôm nay, ngay sau động thái HNX thông báo về việc tạm ngưng giao dịch đối với 3 lô trái phiếu liên quan nhóm Bamboo Capital (BCG).

Được biết, trong giai đoạn 2019 – 2022, Chứng khoán Tiên Phong là đầu mối thu xếp cho 22 lô trái phiếu của các doanh nghiệp “họ” Bamboo Capital với tổng giá trị 20.000 tỷ đồng.

VN-Index “thoát hiểm” phút cuối bất thành

Thị trường chứng khoán mở cửa trong sắc xanh, nhưng đà bán tháo mạnh của các nhà đầu tư ở cuối phiên sáng khiến chỉ số chính “lao dốc”, xuống dưới tham chiếu. Dòng tiền bắt đáy xuất hiện ở cuối phiên, nhưng chưa đủ giúp chỉ số chính VN-Index “thoát hiểm” thành công.

Quảng cáo

Kết phiên 20/03, chỉ số VN-Index giảm 0,7 điểm, xuống 1.323,93 điểm. Ngược lại, chỉ số HNX-Index tăng 0,49 điểm, lên 245,77 điểm. Trong khi, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,2 điểm, xuống 99,16 điểm.

Thanh khoản trên thị trường sụt giảm gần 4.000 tỷ đồng so với phiên trước, với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 21.450 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 19.433 tỷ đồng.

Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế, thị trường có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp.

Dòng tiền bắt đáy chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng ở cuối phiên, giúp bảng điện tử đổi màu thành công. Dẫn đầu là bộ đôi cổ phiếu MBB và cổ phiếu STB, lần lượt tăng 1,68% và 1,3%. Theo sau là loạt cổ phiếu tăng dưới 1%, như: VCB, CTG, SHB, EIB, ACB, HDB, SSB, TCB, VPB, …

Ngược lại, giảm 5,3% xuống 15.200 đồng, cổ phiếu TPB giảm mạnh nhất tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Theo sau là cổ phiếu NAB -3,84%, MSB -2,07%, LPB -1,11%, OCB -0,89%, VIB -0,49%.

Tương tự, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chuyển màu thành công, với: VCI +1,16%, VIX +1,65%, CTS +2,4%, AGR +1,36%, APG +1,49%, …

Nhóm cổ phiếu đầu tư công và xây dựng bất ngờ được nhà đầu tư “gom” mạnh, với GEX +4,61%, CTD +3,21%, HAH +3,53%, GEE +2,12%, FCN +1,41%, HTN +3,18%, ..

Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn tại các nhóm ngành khác được nhà đầu tư “gom” mạnh, như: PNJ +1,31%, NKG +1,83%, REE +2%, IMP +1,36%, …

Tâm điểm “xả” hàng của các nhà đầu tư là nhóm cổ phiếu bất động sản, với: IJC giảm sàn 6,84%, BCM -1,49%, NLG -2,27%, HDC -1,66%, PDR -1,7%. Theo sau, loạt cổ phiếu giảm dưới 1%, như: VIC, DIG, KBC, DXG, KDH, VRE, TCH, …

Trong khi, một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ của nhóm này “ngược dòng” thành công, như: SIP +3,21%, SGR +1,83%, SCR +1,99%. Các cổ phiếu tăng dưới 1%, như: NVL, VPI, SZC, LDG. Đặc biệt, cổ phiếu vốn hóa nhỏ DTA tăng trần 6,88%.

Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc các nhóm ngành khác bị nhà đầu tư “xả” mạnh, như: VJC -1,64%, BCG -2,73%, VTP -1,29%, DGC -1,39%, FRT -2,22%, TCM -1,11%, HDG -1,28%, SBT -1,66%, VHC -2,06%, …

Khối ngoại bán ròng gần 1.410 tỷ đồng trên sàn HoSE trong phiên hôm nay. Trong đó, cổ phiếu FPT tiếp tục bị nhà đầu tư nước ngoài “xả” mạnh nhất, với giá trị gần 280 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu HPG (184,91 tỷ đồng), cổ phiếu TPB (173,49 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (119,62 tỷ đồng), cổ phiếu DIG (100,84 tỷ đồng), cổ phiếu CTG (98,98 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại “gom” mạnh nhất cổ phiếu SHB với giá trị 56,46 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VCI (52,84 tỷ đồng), cổ phiếu GEX (46,32 tỷ đồng), cổ phiếu PNJ (32,3 tỷ đồng), …

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ

Dòng tiền suy giảm, VN-Index giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp

Chứng khoán diễn biến giằng co trong phiên ngày 26/6 với sắc đỏ chiếm ưu thế trên toàn thị trường. Áp lực bán gia tăng, khiến VN-Index có phiên giảm điểm nhẹ phiên thứ liên tiếp.

Cổ phiếu “họ” Vin bứt phá, VN-Index áp sát mốc 1.360 điểm Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm