Cổ phiếu của Vingroup dẫn dắt, VN-Index lấy lại mốc 1.475 điểm

Trước sức kìm hãm từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn, dòng tiền có tín hiệu chậm lại sau phiên thị trường mất điểm hôm qua, dù vậy với sự dẫn dắt của cổ phiếu VIC của Vingroup, VN-Index tăng gần 15 điểm, lấy lại mốc 1.475 điểm.

Sau khi “gãy” chuỗi 7 phiên liên tiếp tăng điểm, sức mua trở lại ở nhiều mã cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ tạo đà kéo điểm lại cho chỉ số trở nên tích cực trong phiên hôm nay.

Phiên ngày 16/7 chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ khi VN-Index kết phiên lấy lại 14,82 đạt 1.475,47 điểm; Đà tăng lan tỏa giúp HNX-Index tăng 2,02 điểm lên 242,35 điểm. Tương tự, UPCoM-Index tích lũy thêm 0,71 điểm tại 103,74 điểm.

Thanh khoản gây chú ý khi suy giảm so với phiên bán tháo trước đó, dòng tiền cuối giờ nhanh chóng đạt hơn 36.000 tỷ đồng với hơn 1,5 tỷ đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên.

Trong đó, HoSE chiếm hơn 32,6 nghìn tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu mang sắc xanh và tím chiếm ưu thế trên thị trường với 215 cổ phiếu tăng giá trên 103 cổ phiếu bị giảm giá.

Thị trường chứng khoán "bùng nổ" trở lại sau đà rung lắc ở phiên trước.

Trong rổ VN30 gần 1/3 số cổ phiếu giao dịch khá trầm lắng như GAS -0,25%, GVR -0,83%, PLX -0,13%, SAB -0,10, VIB -0,26%, VJC -1,54% . Chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu đa nhanh chóng hồi phục giá có HPG +2,35%, CTG +1,81%, VCB +0,65%, TCB +1,29%.

Quảng cáo

Nổi bật, cổ phiếu VIC của Vingroup tiếp tục lập đỉnh ở mức giá 117.400 đồng/cổ phiếu tăng thêm 5,2% đồng thời góp hơn 5 điểm vào chỉ số chung trong phiên hôm nay.

Đà tăng này, đẩy giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup lên ngưỡng hơn 455,3 nghìn tỷ đồng, ngay sau thông tin CTCP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed nâng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng, đánh dấu lần đầu tiên nâng vốn của mũi nhọn tiếp theo trong hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Ở chiều ngược lại, VPL, GVR, VJC và GAS là những mã vẫn chịu áp lực bán nhưng mức tác động không quá đáng kể đối với VN-Index.

Bên cạnh cổ phiếu VIC, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư, với VHM +0,69%, VRE +2,31%, NVL +1,66%, DXG +2,43%, PDR +3,35%, DIG +3,26%, DXS +2,48%, VCR +1,76%. Đặc biệt, loạt cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ tiếp tục bứt phá, tăng trần, như: LDG, CKG, NRC, …

Nhóm ngân hàng tuy có đa số sắc xanh nhưng mức tăng khá thấp dưới 1%, dẫn dầu VCB +0,65%, BID +0,79%, VPB +0,48%, MBB +0,38%, LPB +0,9%, HDB +0,41%, STB +0,21%. Nổi trội tăng hơn 1% có 2 ông lớn CTG và TCB. Mặc khác, VIB, NAB, BAB, BVB lại giảm giá.

Ngành chứng khoán tài chính nhờ có điểm sáng VIX kịch trần, SSI +3,61%, VCI +1,96%, VND +2,21%, SHS +8%, DSE +2,16%,… đưa nhóm này lên mức tăng dẫn đầu thị trường. Theo sau đà phục hồi là ngành dịch vụ truyền thông với mức tăng là 0,96%. Nổi bật ngành công nghiệp là GEE tiếp tục kịch trần.

Khối ngoại tiếp tục nối dài chuỗi mua ròng với hơn 236 tỷ đồng trên sàn HoSE, cổ phiếu HPG được mua mạnh nhất hơn 150 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu SSI +156 tỷ đồng, VPB +136 tỷ đồng, DXG +135,8 tỷ đồng, DIG +86 tỷ đồng,…

Chiều bán ra, khối ngoại “xả” mạnh nhất cổ phiếu HCM với giá trị 127 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VCB -112,5 tỷ đồng, NLG -101 tỷ đồng, VHC -65 tỷ đồng,…

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu bất động sản “tím lịm”, VN-Index bứt phá vượt 1.490 điểm

Cổ phiếu bất động sản hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư, loạt cổ phiếu vốn hóa lớn của nhóm này động loạt tăng trần và cận trần, VN-Index tích lũy thêm hơn 14 điểm, vượt mốc 1.490 điểm.

VN30 chính thức phá đỉnh lịch sử VN-Index “lao dốc” thẳng đứng vào phút cuối, giảm sốc gần 10 điểm

Cổ phiếu của Vingroup dẫn dắt, VN-Index lấy lại mốc 1.475 điểm

Trước sức kìm hãm từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn, dòng tiền có tín hiệu chậm lại sau phiên thị trường mất điểm hôm qua, dù vậy với sự dẫn dắt của cổ phiếu VIC của Vingroup, VN-Index tăng gần 15 điểm, lấy lại mốc 1.475 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin kéo chỉ số VN-Index vượt mốc 1.445 điểm VN30 chính thức phá đỉnh lịch sử

Giá vàng miếng SJC ổn định, giao dịch quanh mốc 121,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC sáng 14/7 đi ngang tại nhiều doanh nghiệp, chênh lệch mua – bán tiếp tục ở mức 2 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ít ghi nhận biến động.

Giá vàng trong nước giảm mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng lên 16 triệu đồng/lượng Ngày 10/7: Giá vàng trong nước tăng 200.000 đồng/lượng