Cổ phiếu ngân hàng “gồng” chỉ số VN-Index

Trong ngày thị trường “xanh vỏ, đỏ lòng”, nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành điểm sáng, “gồng” chỉ số VN-Index.

Cụ thể, kết phiên 29/8, loạt cổ phiếu ngân hàng tại rổ VN30 tăng điểm như STB +3,05%, HDB +1,11%. Trong khi, các cổ phiếu VCB, MBB, ACB, CTG, TPB đều tăng dưới 1%.

Đây cũng là những cổ phiếu đóng góp tích cực nhất, kéo chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay.

Ngoài ra, tại rổ VN30, nhóm cổ phiếu ngân hàng có 3 mã cổ phiếu đứng giá là VIB, TCB và VPB. Riêng chỉ có cổ phiếu BID giảm nhẹ 0,60%.

Một điểm đáng chú ý khác là, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài tập trung “chốt lời” nhiều mã cổ phiếu ngân hàng như TCB, VPB, HDB, CTG với giá trị bán ra hơn trăm tỷ đồng.

Trong khi, ở chiều ngược lại, khối này lại gom mạnh nhiều mã cổ phiếu ngân hàng khác như STB, VCB, LPB, TPB với giá trị gần 200 tỷ đồng.

Bên cạnh nhóm ngân hàng, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng may mắn giữ được sắc xanh, với “trụ chính” dẫn dắt nhóm này là 2 mã cổ phiếu VHM +1,47% và BCM +2,88%. Ngoài ra, các mã cổ phiếu KDH, SCR, KOS, … đều tăng dưới 1%.

Quảng cáo

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu DXG, PDR, NVL, NTL giảm trên 2%. Theo sau là các cổ phiếu VRE, VPI, IJC, CEO giảm trên 1%. Tiếp đến là các cổ phiếu DIG, VIC, TCH, IDC, HDG, … giảm dưới 1%.

Ngoài ra, một số mã cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất cho chỉ VN-Index thuộc các nhóm ngành khác có cổ phiếu FPT, DBC, DGC, DCM, ….

Ở chiều gây áp lực lên chỉ số VN-Index, dẫn đầu là cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV. Theo sau là cổ phiếu GVR, GAS, VNM, EIB, VIC, PLX, HPG, VCI, NVL, …

VN-Index "xanh vỏ, đỏ lòng" trong phiên 29/8.

Kết phiên 29/8, chỉ số VN-Index tăng 0,03 điểm, lên 1.281,47 điểm. Ngược chiều, chỉ số HNX-Index giảm 0,35 điểm, xuống 237,88 điểm. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,28 điểm, xuống 93,85 điểm.

Hôm nay thanh khoản trên toàn thị trường xuống thấp, tổng giao dịch trên cả 3 sàn đạt gần 15.200 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 14.000 tỷ đồng.

Hôm nay, thị trường chứng kiến cảnh “xanh vỏ, đỏ lòng”, trên sàn HoSE số lượng mã cổ phiếu giảm giá là 182 mã so với 133 mã tăng giá (gồm 3 mã tăng trần).

Ở một diễn biến khác, khối ngoại tiếp đà bán ròng trên sàn HoSE lên phiên thứ 7 liên tiếp, với giá trị bán ròng gần 120 tỷ đồng. Trong đó, khối này bán ròng nhiều nhất cổ phiếu HPG của Hòa Phát với giá trị hơn 123 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VCI (90,17 tỷ đồng), cổ phiếu VRE (82,53 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (46 tỷ đồng), cổ phiếu VPB (43,68 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu FPT với giá trị 112,38 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu STB (111,89 tỷ đồng), cổ phiếu MWG (43,58 tỷ đồng), cổ phiếu VCB (37,44 tỷ đồng), cổ phiếu FRT (35,55 tỷ đồng)

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Nghịch lý nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục hơn 100 tỷ USD nhưng nhu cầu vàng tại Việt Nam sụt giảm

Theo Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 3/2024 cho thấy tổng nhu cầu vàng đã tăng thêm 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.313 tấn, ghi nhận mức tăng kỷ lục trong quý 3.

Vàng nhẫn vọt tăng giá theo giá vàng thế giới đạt 89 triệu/lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 30/10

Một cổ phiếu ngân hàng bị khối ngoại bán hơn 5.500 tỷ đồng trong phiên 29/10

Chiều ngược lại, VPB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 276 tỷ đồng. Theo sau, GMD và EIB là hai mã tiếp theo được gom 172 và 63 tỷ đồng. Ngoài ra, MWG và CTD cũng được mua lần lượt 61 và 38 tỷ đồng.

Phiên 23/10: Khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ trên HoSE, tung tiền gom mạnh một cổ phiếu ngân hàng Phiên 24/10: Khối ngoại "quay đầu" bán ròng gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu nào là tâm điểm "xả hàng"?

VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm, cổ phiếu Sacombank (STB) và Vinhomes (VHM) bị bán tháo

Đà bán áp đảo dòng tiền mua của các nhà đầu tư, khiến VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm. Tâm điểm của thị trường là cổ phiếu STB của Sacombank và cổ phiếu VHM của Vinhomes khi bị nhà đầu tư bán tháo, đồng loạt giảm cận sàn.

Loạt "tin vui" có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới Tỷ giá bất ngờ "nóng" trở lại tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?