Đảo chiều tăng gần 15 điểm, tâm lý tạm được ổn định

Mấu chốt của thị trường là dòng tiền vẫn chưa được khắc phục. Dù vậy, một phiên tăng gần 15 điểm đã giúp biên độ của tuần giảm thứ 4 liên tiếp được thu hẹp.

Định vị thị trường

Các chỉ số chứng khoán châu Á đã dần lấy lại sự ổn định trong các phiên gần đây. Mức độ hồi phục khá chậm do vẫn còn tâm lý thận trọng, biên độ giao dịch của phần lớn các thị trường đều dưới 1% ngoại trừ Hang Seng (+1,4%). Cụ thể, NIKKEI 225 (-0,26%), KOSPI (+0,21%), STI (+0,71%), TWSE (+0,41%) đều chỉ lình xình giằng co.

VN-Index có sự thể hiện tốt hơn so với mặt bằng chung với phiên tăng 1,32%. Thành quả chủ yếu tập trung từ sau 14h giao dịch nhờ định hướng của nhóm VN30.

Chất xúc tác

Diễn biến tỷ giá trong nước đang hạ nhiệt sau khi chỉ số DXY chưa thể xuyên thủng mức 107 điểm. Tỷ giá tỷ giá trung tâm đang được niêm yết ở mức 24.074 VND/USD, giảm tiếp 10 đồng so với phiên liền trước.

Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn liên tục phát hành tín phiếu có lẽ cũng đang phát huy hiệu quả. Phiên hôm qua, có 10.000 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất giữ ở mức 1,30%, đưa số tín phiếu lưu hành trên thị trường lên mức gần 130.700 tỷ đồng. Hiện mức lãi suất liên ngân hàng qua đêm theo thống kê của Refinitiv Eikon ghi nhận là 1,22%, giảm 14 điểm cơ bản.

3ex-2023-10-06-3566.png
Quảng cáo

Với hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, sau một phiên mang đậm màu sắc của các ETFs, HOSE lại ghi nhận sự đảo chiều về giao dịch. Khối ngoại giải ngân trở lại 136 tỷ đồng, tập trung vào các mã VNM (+46,86 tỷ đồng), STB (+36,52 tỷ đồng), HPG (+30,42 tỷ đồng), SSI (+23,88 tỷ đồng).

Vận động thị trường

Nhờ sự đảo chiều của khối ngoại, phiên giao dịch buổi chiều đã trở nên "dễ thở" hơn tại VN30. Các mã tranh thủ hồi phục mạnh chủ yếu trong khoảng thời gian sau 14h. SSI (+4,1%), STB (+3,5%), VHM (+3,4%) cùng tăng trên 3% cùng với hàng loạt mã tăng trên 2% như VNM, CTG, VRE, POW, MWG.

Số lượng mã tăng tại VN30 đạt 26/30 mã và chỉ số này cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc kéo cả thị trường chung cuối phiên. Biên độ tăng của VN-Index (+1,32%) đi sau VN30 (+1,36%).

Cú hích về thanh khoản vẫn chưa xuất hiện khi tổng giá trị giao dịch của HOSE chỉ đạt 12.794 tỷ đồng, tuy nhiên với sự dẫn dắt của VN30, một số mã Chứng khoán, Bất động sản, Bán lẻ đã tận dụng hồi phục nhanh như VIX, TCH, VND tăng trần còn DGW tăng 5,45%, VCG tăng 4,72%, KDH tăng 3,87%, FRT tăng 3,28%, ORS tăng 5,12%...

vnindex610aa-8751.jpg

Độ rộng của HOSE đạt 67% mã tăng giá. VN-Index chốt tuần tại mức 1.128,54 điểm, qua đó có tuần giảm thứ 4 liên tiếp. So với các tuần trước, biên độ giảm 2,22% đã phần nào cho thấy áp lực bán được thu hẹp lại. Quá trình tạo đáy có thể sẽ vẫn còn tiếp diễn trong tuần tới bởi yếu tố dòng tiền vẫn cần phải được khắc phục.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất là Ngân hàng cũng chưa có diễn biến thuyết phục. Nhiều cổ phiếu như OCB, CTG, MSB, TPB, BID, VCB, LPB đều chỉ tăng 1-2% trong phiên cuối tuần.

Trên 2 sàn còn lại, giá trị giao dịch chưa đến 2.000 tỷ đồng cũng là bằng chứng cho thấy thị trường chưa lấy lại sự tự tin. Cả 2 chỉ số HNX-Index (+1,07%) và UPCoM-Index (+0,47%) đều có tuần giảm thứ 4 liên tiếp với biên độ 2,5% và 1,78%.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp