Dầu khí giao dịch tích cực, PVS suýt đóng cửa ở mức giá kỷ lục mới

Vận động của VN-Index vẫn đang chịu khá nhiều nhiễu từ các cổ phiếu VHM và VIC nên sự hồi phục trong phiên cuối tuần chưa thuyết phục. Thay vào đó, câu chuyện nhóm ngành có sự ấn tượng từ nhóm dầu khí.

Định vị thị trường

Khá nhiều thông tin hỗ trợ xuất hiện ở các nền kinh tế lớn trong ngày hôm nay (ngày 15/9). Tại châu Âu, đang có kỳ vọng về việc ECB sẽ kết thúc tăng lãi suất sau khi mức lãi suất chủ chốt đã tăng lên mức kỷ lục vào ngày thứ Năm. Còn tại Trung Quốc, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tốt hơn kỳ vọng, cùng với động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 25 điểm cơ bản cũng tạo ra tâm lý tích cực.

Sắc xanh xuất hiện ở phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á như: KOSPI (+1,1%), TWSE (+0,05%), Han Seng (+1,03%), KLSE (+0,43%). VN-Index sau 2 phiên giảm điểm cũng ghi nhận nỗ lực tăng điểm dù chưa thực sự thuyết phục.

Chất xúc tác

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố trong sáng ngày 15/9 đã tăng trở lại thêm 23 VND lên 24.036 VND/USD. Tâm lý của nhà đầu tư nội cũng thận trọng hơn. Tỷ trọng đóng góp vào giao dịch của nhà đầu tư nội cũng giảm bớt so với phiên hôm qua, từ mức 95% xuống còn 88%.

Nhà đầu tư ngoại mua bán 2 chiều với quy mô quanh mức 2.500 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM (+224,51 tỷ đồng), VIX (+123 tỷ đồng) được mua vào nhiều nhất, trong khi bán ra HPG (-143,64 tỷ đồng), SHB (-106,42 tỷ đồng), STB (-83,24 tỷ đồng).

Đợt rút vốn của các quỹ ngoại đặc biệt là nhóm ETFs có lẽ vẫn chưa thể kết thúc nhưng với việc tiền ngoại đảo chiều đã giúp giảm bớt áp lực cho VHM và cả thị trường chung. Những phiên biến động hơn 10 điểm của VN-Index có lẽ vẫn chủ yếu là những dao động trước cơ cấu ETFs và đáo hạn phái sinh.

Vận động thị trường

Với sự trở lại của khối ngoại, VHM (+3,06%) đã có phiên hồi phục khá mạnh. Tuy nhiên, VIC (-3,42%) lại xuất hiện ở phía ngược lại khi vẫn còn bị bán ròng 33 tỷ đồng.

Quảng cáo

Cặp đôi này gần như đã triệt tiêu ảnh hưởng của nhau nên VN-Index mới có thể phản ánh được những nỗ lực của các cổ phiếu khác như: GAS (+3,4%), VCB (+0,79%), GVR (+2,7%), FPT (+1,7%), MSN (+1,4%), STB (+2,2%), SSB (+2,7%), HDB (+2,9%).

Sự tham gia của nhóm ngân hàng là rất cần thiết để ổn định tâm lý cho nhà đầu tư nhưng nhược điểm của nhóm là luôn đòi hỏi có sự tham gia của dòng tiền hùng hậu. STB dù giao dịch tới 1.116 tỷ đồng nhưng cũng chỉ tăng 2,2%. Các mã VPB (+0,7%), MBB (+1,3%) giao dịch đều trên 500 tỷ đồng nhưng lại chỉ tăng nhẹ, HDB với giá trị giao dịch gần 180 tỷ đồng.

So sánh với nhóm ngân hàng, các cổ phiếu dầu khí sẽ ít có ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, ưu điểm của dầu khí lại là việc các mã tỏ ra rất "nhẹ": GAS giao dịch gần 90 tỷ đồng, CNG (+7%) giao dịch chỉ hơn 30 tỷ đồng, PVD (+1,5%) giao dịch 175 tỷ đồng.

Cổ phiếu có giao dịch tốt nhất nhóm dầu khí lại nằm trên HNX là PVS (+2,9%). Mức giá đóng cửa của PVS cao nhất lịch sử giao dịch và đồng thời trong phiên hôm nay PVS cũng ghi nhận kỷ lục giá mới là 40.500 đồng/cổ phiếu. Kỷ lục cũ đã được PVS thiết lập cách đây 18 tháng.

pvsss-3482.png

Ngoài ngân hàng và dầu khí, nhóm khu công nghiệp cũng là một điểm sáng với GVR và KBC (+2,01%), VGC (+2,4%), ITA (+1,7%).

Tuy nhiên, rõ ràng, tâm lý vẫn đang có sự thận trọng khiến biên độ của các cổ phiếu trên chưa hoàn toàn được cởi trói. Độ rộng của HOSE vẫn cho thấy sự giằng co với số mã tăng/giảm chênh lệch không đang kể, tỷ lệ là 253/247.

vnindex159ab-6854.jpg

VN-Index đóng cửa tại 1.227 điểm (+0,29%) và tính chung cả tuần vẫn giảm 1,14%, qua đó cắt đứt chuỗi 3 tuần tăng điểm trước. Quy mô giao dịch phiên cuối tuần chỉ đạt 21.678 tỷ đồng.

Biên độ của 2 chỉ số còn lại cũng đều hẹp: HNX-Index tăng 0,36% còn UPCoM-Index tăng 0,12%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ

Dòng tiền suy giảm, VN-Index giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp

Chứng khoán diễn biến giằng co trong phiên ngày 26/6 với sắc đỏ chiếm ưu thế trên toàn thị trường. Áp lực bán gia tăng, khiến VN-Index có phiên giảm điểm nhẹ phiên thứ liên tiếp.

Cổ phiếu “họ” Vin bứt phá, VN-Index áp sát mốc 1.360 điểm Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm