Dầu khí giao dịch tích cực, PVS suýt đóng cửa ở mức giá kỷ lục mới

Vận động của VN-Index vẫn đang chịu khá nhiều nhiễu từ các cổ phiếu VHM và VIC nên sự hồi phục trong phiên cuối tuần chưa thuyết phục. Thay vào đó, câu chuyện nhóm ngành có sự ấn tượng từ nhóm dầu khí.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Khá nhiều thông tin hỗ trợ xuất hiện ở các nền kinh tế lớn trong ngày hôm nay (ngày 15/9). Tại châu Âu, đang có kỳ vọng về việc ECB sẽ kết thúc tăng lãi suất sau khi mức lãi suất chủ chốt đã tăng lên mức kỷ lục vào ngày thứ Năm. Còn tại Trung Quốc, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tốt hơn kỳ vọng, cùng với động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 25 điểm cơ bản cũng tạo ra tâm lý tích cực.

Sắc xanh xuất hiện ở phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á như: KOSPI (+1,1%), TWSE (+0,05%), Han Seng (+1,03%), KLSE (+0,43%). VN-Index sau 2 phiên giảm điểm cũng ghi nhận nỗ lực tăng điểm dù chưa thực sự thuyết phục.

Chất xúc tác

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố trong sáng ngày 15/9 đã tăng trở lại thêm 23 VND lên 24.036 VND/USD. Tâm lý của nhà đầu tư nội cũng thận trọng hơn. Tỷ trọng đóng góp vào giao dịch của nhà đầu tư nội cũng giảm bớt so với phiên hôm qua, từ mức 95% xuống còn 88%.

Nhà đầu tư ngoại mua bán 2 chiều với quy mô quanh mức 2.500 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM (+224,51 tỷ đồng), VIX (+123 tỷ đồng) được mua vào nhiều nhất, trong khi bán ra HPG (-143,64 tỷ đồng), SHB (-106,42 tỷ đồng), STB (-83,24 tỷ đồng).

Đợt rút vốn của các quỹ ngoại đặc biệt là nhóm ETFs có lẽ vẫn chưa thể kết thúc nhưng với việc tiền ngoại đảo chiều đã giúp giảm bớt áp lực cho VHM và cả thị trường chung. Những phiên biến động hơn 10 điểm của VN-Index có lẽ vẫn chủ yếu là những dao động trước cơ cấu ETFs và đáo hạn phái sinh.

Vận động thị trường

Với sự trở lại của khối ngoại, VHM (+3,06%) đã có phiên hồi phục khá mạnh. Tuy nhiên, VIC (-3,42%) lại xuất hiện ở phía ngược lại khi vẫn còn bị bán ròng 33 tỷ đồng.

Cặp đôi này gần như đã triệt tiêu ảnh hưởng của nhau nên VN-Index mới có thể phản ánh được những nỗ lực của các cổ phiếu khác như: GAS (+3,4%), VCB (+0,79%), GVR (+2,7%), FPT (+1,7%), MSN (+1,4%), STB (+2,2%), SSB (+2,7%), HDB (+2,9%).

Sự tham gia của nhóm ngân hàng là rất cần thiết để ổn định tâm lý cho nhà đầu tư nhưng nhược điểm của nhóm là luôn đòi hỏi có sự tham gia của dòng tiền hùng hậu. STB dù giao dịch tới 1.116 tỷ đồng nhưng cũng chỉ tăng 2,2%. Các mã VPB (+0,7%), MBB (+1,3%) giao dịch đều trên 500 tỷ đồng nhưng lại chỉ tăng nhẹ, HDB với giá trị giao dịch gần 180 tỷ đồng.

So sánh với nhóm ngân hàng, các cổ phiếu dầu khí sẽ ít có ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, ưu điểm của dầu khí lại là việc các mã tỏ ra rất "nhẹ": GAS giao dịch gần 90 tỷ đồng, CNG (+7%) giao dịch chỉ hơn 30 tỷ đồng, PVD (+1,5%) giao dịch 175 tỷ đồng.

Cổ phiếu có giao dịch tốt nhất nhóm dầu khí lại nằm trên HNX là PVS (+2,9%). Mức giá đóng cửa của PVS cao nhất lịch sử giao dịch và đồng thời trong phiên hôm nay PVS cũng ghi nhận kỷ lục giá mới là 40.500 đồng/cổ phiếu. Kỷ lục cũ đã được PVS thiết lập cách đây 18 tháng.

Dầu khí giao dịch tích cực, PVS suýt đóng cửa ở mức giá kỷ lục mới ảnh 1

Ngoài ngân hàng và dầu khí, nhóm khu công nghiệp cũng là một điểm sáng với GVR và KBC (+2,01%), VGC (+2,4%), ITA (+1,7%).

Tuy nhiên, rõ ràng, tâm lý vẫn đang có sự thận trọng khiến biên độ của các cổ phiếu trên chưa hoàn toàn được cởi trói. Độ rộng của HOSE vẫn cho thấy sự giằng co với số mã tăng/giảm chênh lệch không đang kể, tỷ lệ là 253/247.

Dầu khí giao dịch tích cực, PVS suýt đóng cửa ở mức giá kỷ lục mới ảnh 2

VN-Index đóng cửa tại 1.227 điểm (+0,29%) và tính chung cả tuần vẫn giảm 1,14%, qua đó cắt đứt chuỗi 3 tuần tăng điểm trước. Quy mô giao dịch phiên cuối tuần chỉ đạt 21.678 tỷ đồng.

Biên độ của 2 chỉ số còn lại cũng đều hẹp: HNX-Index tăng 0,36% còn UPCoM-Index tăng 0,12%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Thị trường
Ông Đàm Nhân Đức - Kinh tế trưởng MB đại diện nhận giải thưởng.

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Phát triển hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như đẩy mạnh áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, MB tiếp tục ghi danh trong Top 3 doanh nghiệp niêm yết có vốn hoá lớn (Large Cap) được nhà đầu tư yêu thích nhất.

Thị trường
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Trưởng Ban Thư ký HĐQT & QHCĐ đại diện VietinBank lên nhận giải thưởng.

VietinBank lọt Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

Ngày 28/9/2023, Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất năm 2023 - IR Awards 2023 do Vietstock, Hiệp hội VAFE và báo FiLi đồng tổ chức đã diễn ra tại TP. HCM. Vượt qua rất nhiều Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) khác, VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Top 3 DNNY vốn hóa lớn có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất”.

Thị trường
Chủ tịch CEO Group đề xuất cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai để phát triển thị trường địa ốc

Chủ tịch CEO Group đề xuất cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai để phát triển thị trường địa ốc

Đó là một trong những kiến nghị của Chủ tịch CEO Group, LS. TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong Tham luận chuyên đề “Những tham khảo quốc tế để phát triển ngành bất động sản và du lịch Việt Nam” tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Thu lần 1.

Thị trường
Khó khăn bủa vây các công ty tài chính tiêu dùng

Khó khăn bủa vây các công ty tài chính tiêu dùng

Dù đang tích cực giúp người dân tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, qua đó góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, nhưng hoạt động của các công ty tài chính đang gặp nhiều khó khăn do cả yếu tố kinh tế vĩ mô và thiếu hành lang pháp lý phù hợp.

Theo dõi trên Youtube Chia sẻ qua Zalo