Đón chào sự trở lại của các đầu kéo nhóm Vingroup, HOSE có phiên giao dịch tỷ USD

Các cổ phiếu nhóm Vingroup đã tăng giá đột biến, giúp cho gánh nặng từ các cổ phiếu ngân hàng được san sẻ. Qua, đó, mạch tăng của VN-Index được nối dài sang phiên thứ 6 liên tiếp.

Đón chào sự trở lại của các đầu kéo nhóm Vingroup, HOSE có phiên giao dịch tỷ USD

Định vị thị trường

Sắc xanh vẫn được duy trì trong phiên đầu tuần trên toàn khu vực châu Á. Một loạt chỉ số châu Á vẫn tăng điểm như SHCMP (+1,56%), KOSPI (+1,19%), TWSE (+0,15%), STI (+0,34%) trong đó KOSPI và TWSE nằm trong nhóm có xu hướng mạnh.

Chỉ số mạnh nhất châu Á là NIKKEI 225 (-0,08%) vẫn neo rất sát đỉnh thời đại nên vận động trong biên độ hẹp hơn so với diễn biến chung.

Còn VN-Index vẫn có phiên tăng thứ 6 liên tiếp và cũng là phiên tăng tốt nhất trong chuỗi tăng điểm. Đóng cửa sát mức 1.225 điểm, chỉ số tiếp tục bỏ xa mốc 1.200 điểm.

Chất xúc tác

Theo Refinitiv Eikon, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sáng nay được ghi nhận tại 1,42%, cho thấy thanh khoản của thị trường 2 đang dần ổn định trở lại sau mùa nghỉ lễ. Còn tỷ giá trung tâm vẫn chưa có xáo trộn nào với mức niêm yết 23.979 VND/USD.

Thanh khoản của HOSE tạo được sự đột phá trong phiên đầu tuần với mức khớp lệnh cao nhất 8 phiên trở lại, đồng thời cũng có phiên thứ 3 trên mức bình quân 20 phiên.

Quảng cáo

Đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là 7,24% và đã có phiên trở lại mua ròng sau 6 phiên liên tiếp bán ra. Giá trị mua ròng của HOSE đạt hơn 130 tỷ đồng trong đó VHM (+193 tỷ đồng), VRE (+116 tỷ đồng), VIC (+110 tỷ đồng), MSN (+87 tỷ đồng) được giải ngân nhiều nhất.

Vận động thị trường

Nhóm Vingroup nhận được tiền ngoại đã có phản ứng tích cực. Tuy nhiên, thực tế, tiền nội cũng đổ vào khẩn trương để giúp cho giá tăng đột biến. VIC (+6,9%), VRE (+6,9%) cùng tăng trần còn VHM (+6,7%) cũng xuất hiện giá trần trong phiên. Quy mô giao dịch của bộ 3 nhà Vingroup đều đạt trên 500 tỷ đồng trong đó VHM đạt gần 900 tỷ đồng.

Trong khi đó, rổ VN30 cũng có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều cổ phiếu lớn như MSN (+4,1%), GAS (+3,5%), POW (+3,5%), VNM (+2,7%), HPG (+2,1%), SSI (+0,6%). Giá trị giao dịch của HPG và SSI đều đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Trách nhiệm kéo điểm cho thị trường đã được san sẻ bớt nên nhóm ngân hàng cũng có thể chuyển đổi sang trạng thái nghỉ ngơi. Các mã BID (+1,5%), TCB (+1%), MSB (+2,6%) giao dịch trái chiều so với VPB (-0,3%), STB (-0,3%), TPB (-0,5%), SSB (-0,9%).

Dù vậy, vẫn cần phải lưu ý tới trường hợp MSB khi mã này vươn lên cao nhất trong vòng 20 tháng trở lại. Phiên tăng điểm hôm nay (19/2) cũng đồng thời là phiên T+2 của phiên bứt phá ngày thứ Năm tuần trước nên có thể cho rằng tiền lớn vẫn đang ở lại với MSB.

Hiệu ứng luân chuyển của dòng tiền cũng được ghi nhận khá tốt khi các nhóm ngành dầu khí, hóa chất, thép, chứng khoán đều có các cổ phiếu tích cực như DPM (+2,5%), DGC (+1,2%), PLX (+2,7%), POM (+7%), TNA (+6,8%), FTS (+2,36%), BSI (+2,5%).

VN-Index đã tiếp tục vươn lên với việc tăng 15,27 điểm lên 1.224,97 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 24.754 tỷ đồng, tương đương 1.046 triệu đơn vị. Cùng với đó tỷ lệ các mã có xu hướng tăng ngắn hạn trên sàn cũng tiếp tục cải thiện, đạt 75% tổng số mã toàn sàn.

ab20192a-4591-6048-5534.png

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đóng cửa tăng điểm, lần lượt +0,14% và 0,43%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 4.300 tỷ đồng trong đó UPCoM ghi nhận thỏa thuận đột biến của cổ phiếu BHI với giá trị đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường ngày 05/10: Dầu tăng hơn 9% trong tuần, vàng giảm, ca cao giảm 15%

Chốt phiên giao dịch ngày 04/10/2024, dầu tiếp tục tăng, chạm mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm do nguy cơ chiến tranh Trung Đông.Vàng giảm khi dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh hơn thu hẹp hy vọng cắt giảm lãi suất lớn của Fed. Giá đồng tăng do dữ

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa”