Hai kịch bản cho dòng vốn ngoại và ETF trong năm 2024

Kịch bản tích cực, vốn ngoại sẽ tăng ròng 700 triệu USD, chiều ngược lại khối ngoại có thể bán ròng 200 triệu USD, báo cáo của BSC cho biết.

Hai kịch bản cho dòng vốn ngoại và ETF trong năm 2024

Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC) đã đưa ra những lưu ý về vận động của dòng tiền ngoại trong năm 2024 trong báo cáo đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2024.

Điểm lại cuối năm 2022 và trong năm 2023, sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn ngoại nói chung và dòng vốn ETF nói riêng vào quý IV/2022 đã nâng đỡ thị trường trước áp lực bán tháo trước đó, đồng thời xác nhận vùng đáy trung hạn để chỉ số chính thức bước vào nhịp hồi phục.

screenshot-2024-01-10-192701-8557-9490.png

Trạng thái tích cực của khối ngoại được duy trì đến hết quý I/2023 và bắt đầu đảo chiều sang trạng thái rút ròng. Trong năm 2023 khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 22.818 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong 9 tháng liên tiếp (từ tháng 4 cho đến hết tháng 12) và chưa có dấu hiệu dừng lại mặc dù đã xuất hiện một số phiên mua ròng trở lại vào cuối tháng 12/2023.

screenshot-2024-01-10-192823-4272-5382.png

BSC cho biết, lực bán chủ yếu đến từ dòng vốn chủ động với giá trị bán 20.818 tỷ đồng, ở nhóm ETF tương đối cân bằng hơn khi rút ròng 1.852 tỷ đồng trong đó khối ngoại mua ròng (3.202 tỷ đồng) đối với các ETF ngoại và bán ròng mạnh 5.054 tỷ đồng đối với các ETF nội.

screenshot-2024-01-10-192858-8789-7691.png
Quảng cáo

Kể từ tháng 10/2023 đến nay các quỹ ETF chính đã bắt đầu mua ròng trở lại tuy nhiên giá trị vẫn rất thấp so với giai đoạn quý IV/2022. Nhìn chung, các quỹ ETF đã rút ròng 8/12 tháng trong 2023 với tổng giá trị bán 94,86 triệu USD, trong đó:

ETF ngoại: 3 ETF chính duy trì được trạng thái mua ròng Fubon (+19,51 triệu USD), VNM (+130,56 triệu USD), FTSE (+53,39 triệu USD), đối với ETF VNM có sự tăng ròng mạnh khi chuyển đổi bộ chỉ số tham chiếu sang 100% cổ phiếu Việt Nam vào quý I/2023. Ở chiều ngược lại Quỹ ETF Kim rút ròng 43,7 triệu USD.

ETF nội: 3 ETF chính bị rút ròng mạnh trong năm 2023. Cụ thể: Diamond (-123 triệu USD), E1 (-58 triệu USD) và Finlead (- 62 triệu USD). Đà rút ròng tại các ETF này chưa có dấu hiệu dừng lại, một phần nguyên nhân đến từ áp lực rút ròng của các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan do quy định mới về đánh thuế thu nhập từ nước ngoài của chính phủ mới ban hành. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 9/2023 các NĐT Thái Lan đã hoạt động tích cực trở lại khi số lượng chứng chỉ lưu ký (DR) đã ghi nhận mức tăng ròng đối với cả 2 ETF nội (FUEVFVND và E1VFVN30).

BSC Research đưa ra 2 kịch bản cho dòng vốn ngoại và ETF trong năm 2024 trong đó kịch bản tích cực (KB2) dòng vốn ngoại sẽ tăng ròng 700 triệu USD với các yếu tố hỗ trợ như chênh lệch lãi suất giữa USD-VND dần được thu hẹp khi FED bắt đầu thực hiện giảm lãi suất, tiến trình nâng hạng thị trường mới nổi sơ cấp do FTSE đánh giá có các tín hiệu tích cực và NĐT Thái Lan dần hoạt động tích cực trở lại sau khi quy định thuế mới có hiệu lực vào 1/1/2024.

Khi đó, khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng, dòng vốn có thể hướng đến các cổ phiếu có vốn hóa lớn, còn “room ngoại”, đáp ứng tiêu chí thanh khoản, tỷ lệ free-float – sự chuẩn bị đón đầu khi thị trường được nâng hạng.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại có thể sẽ bán ròng 200 triệu USD khi kết thúc năm 2024 khi các yếu tố trên không diễn ra thuận lợi.

screenshot-2024-01-10-193017-3331-2477.png

Nếu dòng vốn ngoại đi theo kịch bản tích cực, NĐT Thái Lan sẽ dần quay trở lại mua ròng ở các ETF chính (Diamond, E1) sau quy định áp dụng thuế mới, bên cạnh sự chuyển biến và thu hút được nhiều dòng vốn mới đối với các ETF nội mới niêm yết trên thị trường, cụ thể như: ETF tham chiếu theo chỉ số VN-Diamond (CTQLQ Mirae, Bảo Việt), ETF FinSelect (CTQLQ Kim quản lý).

ETF Fubon, FTSE, Vaneck được dự báo sẽ không có nhiều chuyển động lớn nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trên thị trường (đặc biệt là ETF Fubon, Vaneck, FTSE) do sự kỳ vọng đối với các ETF ngoại đến từ các quỹ ETF mới khi vấn đề nâng hạng diễn biến tích cực hơn.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index mất mốc 1.270 điểm, cổ phiếu Kido (KDC) tiếp đà “bay cao”

Đà bán áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư, chỉ số chính VN-Index “bốc hơi” hơn 3 điểm, mất mốc 1.270 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn Kido (Kido) tiếp đà “bay cao”, …

Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

VN-Index ngắt chuỗi tăng điểm, cổ phiếu HDB, FPT, BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh

Đà bán tháo ở cuối phiên chiều khiến chỉ số chính VN-Index giảm gần 2 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu FPT, cổ phiếu BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh, …

Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cổ phiếu ngành nhựa “thăng hoa” trong ngày VN-Index rơi xuống mốc 1.240 điểm Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm