HoREA nêu 6 "nút thắt" còn chậm được gỡ vướng của thị trường bất động sản

Đánh giá cao những nỗ lực gỡ khó cho thị trường bất động sản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2023, đồng thời HoREA cũng chỉ ra 6 nút thắt là một số một số ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa đượ

HoREA nêu 6 "nút thắt" còn chậm được gỡ vướng của thị trường bất động sản

Hiệp hội bất động sản TP. HCM ( HoREA) vừa có văn bản kiến nghị thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023 nhưng chưa được các Bộ, ngành thực hiện liên quan đến ngành bất động sản.

Theo HoREA, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, Tổ công tác của Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã cùng các địa phương tập trung nỗ lực rất lớn để “gỡ khó” thị trường bất động sản, tiếp xúc các doanh nghiệp đang gặp vướng mắc, khó khăn để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nhờ đó, thị trường bất động sản hiện nay tuy vẫn còn rất khó khăn nhưng đã đi qua “vùng đáy” và đang trong quá trình dần phục hồi và có thể phát triển vững vàng hơn từ nửa cuối năm 2024 trở đi.

Tuy nhiên, cũng theo HoREA, bên cạnh những kết quả hết sức tích cực đã đạt được thì trong năm 2024, thị trường bất động sản vẫn đang chờ 6 nút thắt “thể chế” được xem xét tháo gỡ kịp thời nhằm giúp thị trường này phát triển một cách ổn định, bền vững.

Nút thắt đầu tiên theo HoREA là liên quan đến vấn đề nóng và còn nhiều tranh cãi thời gian qua cũng như đã hơn một lần trễ hẹn so với chỉ đạo cảu Thủ tướng Chính phủ là giá đất.

Quảng cáo

Theo đó, HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo sớm ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất” để tháo gỡ vướng mắc về công tác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho hàng trăm dự án bất động sản, nhà ở thương mại để bảo đảm không thất thu ngân sách nhà nước, để cấp “sổ hồng” cho khách hàng và để chủ đầu tư dự án hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước và khách hàng.

Nút thắt thứ hai được HoREA kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan để thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ và phù hợp với Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, để tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” đối với các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại và để áp dụng chung trong phạm vi cả nước

Nút thắt thứ ba được HoREA đề nghị là việc gia hạn khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2023/NĐ-CP thêm 12 tháng đến hết ngày 31/12/2024 thay vì hết hiệu lực ngày 31/12/2023 để từng bước hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Nút thắt thứ tư theo HoREA kiến nghị với Bộ Tài chính là việc cần khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 132/2020/NĐ-CP theo hướng đề nghị không khống chế “trần” tổng chi phí lãi vay “không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ” của “doanh nghiệp trong nước có giao dịch liên kết” để phản ánh trung thực, đầy đủ, kịp thời “bức tranh” hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm minh “doanh nghiệp có giao dịch liên kết” có hành vi “chuyển giá”, kê khống chi phí để trốn lậu thuế.

Nút thắt thứ năm, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Thông tư số 03/2023/TT-NHNN, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN và các Thông tư, văn bản quy định có liên quan theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 theo hướng sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định không phù hợp để tạo điều kiện tiếp cận tín dụng thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp và hỗ trợ hiệu quả cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trước đó, liên quan đến vấn đề này, được biết, HoREA đã có kiến nghị chi tiết tại Văn bản 162a/2023/CV-HoREA ngày 19/11/2023.

Nút thắt thứ sáu, HoREA kiến nghị Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất Quốc hội xem xét gia hạn Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 thêm 12 tháng đến hết ngày 31/12/2024 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, trong đó có việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?