Khối ngoại mua ròng 750 tỷ đồng, VN-Index bùng nổ giao dịch vào cuối phiên

Khối ngoại mua ròng 750 tỷ đồng, VN-Index bùng nổ giao dịch vào cuối phiên

Bắt đáy thị trường, khối ngoại quay trở lại mua ròng với giá trị 750 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Đây là phiên mua ròng lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài, sau chuỗi dài tập trung xả hàng chốt lời mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phiên 02/8, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu VNM của Vinamilk với giá trị 282 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu DGC (58,8 tỷ đồng), cổ phiếu MSN (51,37 tỷ đồng), cổ phiếu SSI (42,33 tỷ đồng), cổ phiếu HPG (40,23 tỷ đồng), ….

Ở chiều bán ra, khối ngoại bán ra nhiều nhất cổ phiếu FPT của “ông lớn” công nghệ FPT với giá trị 46,75 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VIX (40,75 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (38,16 tỷ đồng), cổ phiếu DXG (34,18 tỷ đồng), cổ phiếu STB (31,78 tỷ đồng), cổ phiếu CTG (29,17 tỷ đồng), …

Thị trường chứng khoán rơi tự do ở phiên trước, khiến tâm lý của các nhà đầu tư càng thêm cẩn trọng. Sắc đỏ ngự trị trên bảng điện tử trong phần lớn thời gian toàn phiên giao dịch, cả phiên sáng chỉ số VN-Index rơi sát về ngưỡng 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường bất ngờ thay đổi ở phiên chiều, khi dòng tiền bắt đáy của các nhà đầu tư chảy mạnh vào thị trường, giúp chỉ số VN-Index “bay cao”, tăng một mạch gần 27 điểm.

Dòng tiền bắt đáy mạnh của các nhà đầu tư ở cuối phiên giúp sắc xanh áp đảo trên bảng điện tử sàn HoSE.

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 9,64 điểm, lên 1.236,6 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 2,33 điểm, lên 231,56 điểm. Tương tự, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,02 điểm, lên 93,54 điểm.

Trên sàn HoSE, độ rộng của thị trường nghiêng tuyệt đối về bên mua, với số lượng cổ phiếu tăng giá gấp đôi cổ phiếu giảm, 214 mã tăng giá (gồm 10 mã tăng trần) so với 128 mã giảm giá (gồm 4 mã giảm sàn).

Thanh khoản trên thị trường giảm mạnh so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 18.850 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt gần 16.400 tỷ đồng.

Dòng tiền của các nhà đầu tư chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính chứng khoán, hàng không, logistics, sản xuất, ….

Quảng cáo

Tăng 2,03% lên 47.750 đồng, cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV dẫn đầu nhóm kéo chỉ số chính VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu GVR, TCB, HPG, HVN, PLX, VNM, MBB, SSB, VPB, …

Ngược lại, cổ phiếu VCB của Vietcombank dẫn đầu nhóm gây áp lực lên chỉ số VN-Index, khi giảm 2,21% xuống 88.700 đồng/cổ phiếu. Theo sau là các cổ phiếu FPT, VHM, LPB, VRE, VIC, VSH, NAB, SHB, HBC, …

Cổ phiếu HBC, LDG giảm sàn, cổ phiếu QCG giảm 3,22%

Dù thị trường có đà hồi phục mạnh ở cuối phiên, nhiều mã cổ phiếu “bay cao” nhưng cổ phiếu HBC và LDG lại rơi trở lại cảnh giảm sàn.

Kết phiên 2/8, cổ phiếu HBC của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình giảm 6,93% so với phiên trước, xuống 5.510 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu khớp lênh hơn 4,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình quay trở lại giảm sàn, rơi xuống vùng giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Ở phiên trước, thông tin Xây dựng Hòa Bình (HBC) phản đối HoSE hủy niêm yết cổ phiếu, góp phần giúp mã cổ phiếu này ngắt chuỗi giảm sàn, tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, đến phiên hôm nay mã cổ phiếu này đã giảm kịch sàn trở lại, rơi về vùng giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, ....

Tương tự, cổ phiếu LDG của Công ty CP Đầu tư LDG – LDG Investment quay trở lại giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp.

Kết phiên 02/8, cổ phiếu LDG giảm 6,63%, xuống 1.830 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh đạt hơn 9 triệu đơn vị - tăng gấp hơn 3 lần phiên giao dịch trước. Đồng thời, giảm sâu tạo đáy giá thấp lịch sử của mã cổ phiếu này.

Không giảm sàn như 2 mã cổ phiếu trên, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai may mắn ngắt được chuỗi giảm sàn, vào những phút cuỗi phiên giao dịch.

Kết phiên 02/8, cổ phiếu QCG giảm 3,22% xuống 6.620 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 2,8 triệu đơn vị - tăng gần gấp đôi phiên trước.

Như vậy, kể từ phiên 19/7 thời điểm Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã “bốc hơi” 32% giá trị.

Rộng hơn, so với đỉnh giá cao nhất từ đầu năm tới nay được lập ở phiên 19/04, giá 17.850 đồng/cổ phiếu, thị giá cổ phiếu QCG đã “bốc hơi” gần 63% thị giá, tương ứng giảm 11.230 đồng/cổ phiếu.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày