Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý hơn 10.700 tỷ đồng trong năm 2023

Tính đến 31/8/2023 toàn ngành đã xét duyệt 127 kế hoạch kiểm toán, triển khai 114/166 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 93 cuộc, lãnh đạo KTNN đã tổ chức xét duyệt 94 Dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 61 báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý hơn 10.700 tỷ đồng trong năm 2023

Sáng nay (12/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trình bày Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác năm nay, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, mặc dù trong những tháng đầu năm tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tình hình trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách vĩ mô của nhà nước, trong đó có hoạt động kiểm toán của KTNN, song toàn ngành đã chủ động, tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, khắc phục mọi khó khăn.

Theo đó, KTNN cho biết, sơ bộ đến 31/8/2023, số thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính là 48.227/71.605 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,4% (cùng kỳ năm trước 56,3%); các cơ quan đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 19/270 văn bản QPPL thay thế các văn bản không phù hợp; có 33/183 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện.

Tính đến 31/8/2023 toàn ngành đã xét duyệt 127 kế hoạch kiểm toán, triển khai 114/166 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 93 cuộc, lãnh đạo KTNN đã tổ chức xét duyệt 94 Dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 61 báo cáo kiểm toán.

z4685850207077-95c60fa21dba3fa176da4840b2f31e7d-2861.jpg
Ông Doãn Anh Thơ, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước
Quảng cáo

Kết quả kiểm toán cho thấy còn có đơn vị chưa chấp hành đầy đủ quy định trong quản lý, điều hành thu, chi ngân sách; quản lý tài sản, đất đai; quản lý doanh thu, chi phí; đầu tư vào một số đơn vị không hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra cho từng năm tại các Chương trình mục tiêu quốc gia được kiểm toán đều thực hiện chưa đạt; một số chính sách còn bất cập, chậm sửa đổi và chưa sát thực tế…

Sơ bộ kết quả kiểm toán đối với 61 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN kiến nghị xử lý 10.723 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 90 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý không phù hợp; kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhiều tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.

Cụ thể, KTNN phát hiện nhiều đơn vị , tỉnh thành miễn, giảm tiền thuê đất không đúng đối tượng; chưa điều chỉnh, hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định đơn giá thuê đất đối với một số trường hợp; hoàn trước kiểm tra sau đối với một số trường hợp có rủi ro cao về thuế chưa phù hợp quy định; một số người nộp thuế kê khai tên hàng hóa/dịch vụ chưa rõ ràng làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định.

Tại tỉnh Quảng Ngãi còn có trường hợp bàn giao đất trên thực địa khi chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án đã hết thời hạn thuê đất nhưng chưa làm thủ tục gia hạn hoặc thu hồi đất (29 dự án)...

Về vấn đề quản lý, sử dụng tài sản công, số đơn vị còn sử dụng xe ô tô vượt quy định ; chưa thực hiện việc chuyển từ giao đất sang thuê đất để kê khai và nộp tiền thuê đất (Bộ Công Thương); chưa phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục liên quan về nộp tiền thuê đất theo quy định đối với các đơn vị công lập tự chủ tài chính (Bộ Tư pháp); còn tồn tại trong công tác cho thuê tài sản, liên doanh ; còn tình trạng đất bị lấn chiếm…

Về công tác thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, báo cáo cho hay, trong 8 tháng, KTNN đã triển khai công tác thanh tra công vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý, điều hành đơn vị và thực hiện hoạt động kiểm toán tại 7 đơn vị; tiếp nhận và xử lý kịp thời 66 đơn tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị.

Các đơn gửi đến đã được KTNN xem xét, xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng tồn đọng, kéo dài; đồng thời, sao gửi đến các KTNN chuyên ngành, khu vực để lưu ý khi thực hiện kiểm toán tại các đơn vị có liên quan.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu Á đúng ngày Tết Trung thu

20 điểm là mức tăng mạnh nhất của VN-Index trong một tháng trở lại đây. Con số 1,59% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tăng mạnh nhất Châu Á trong ngày 17/9.

Chứng khoán Việt Nam liệu có "dễ thở" trong tháng 9 năm nay? Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, các nhóm trụ cột cũng đồng loạt đảo chiều điều chỉnh, đẩy VN-Index về dưới mốc 1.240 điểm.

Phiên 13/9: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, "xả" hơn 300 tỷ đồng trên 2 cổ phiếu bluechips Soi loạt cổ phiếu có thể lọt "tầm ngắm" của 3 cá mập tổng quy mô hơn 35.000 tỷ ngay trong tháng 9

Ai rồi cũng làm sale: Cộng đồng bán hàng trên TikTok Shop tăng gấp đôi so với năm ngoái, các chiến dịch Flash Sale tăng trưởng gấp 4 lần

6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục "thuận buồm xuôi gió" với TikTok Shop, ghi nhận nhiều con số tăng trưởng mạnh mẽ. Nền tảng này cho biết sẽ tăng cường đầu tư gấp 4 lần để tiếp cận người dùng và nâng cao trải nghiệm, trong đó có chương trình ưu đãi phí ship.

Dầu Tường An livestream bán hàng Tết qua Tiktok KIDO đầu tư kênh giải trí và bán hàng livestream trên Tiktok, mục tiêu giúp doanh nghiệp thu trăm tỷ mỗi ngày

Cổ phiếu MWG có thể trở lại danh mục các quỹ ETF quy mô gần 13.000 tỷ sau khi VNDiamond cập nhật phiên bản 3.0?

Theo SSI Research, quy tắc chỉ số VNDiamond 3.0 được thay đổi theo hướng siết chặt điều kiện về thanh khoản của cổ phiếu, trong khi nới lỏng điều kiện về FOL. Quy tắc mới cũng sửa điều kiện lọc P/E, bổ sung quy tắc xác định rổ cổ phiếu chính thức, và thêm

MWG nhận được 1,77 nghìn tỷ đồng trong thương vụ bán 5% Bách Hóa Xanh Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt