Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Giai đoạn lý tưởng để thoát cổ phiếu đã đi qua và nhà đầu tư không nên hoảng sợ trước thông tin dư nợ margin quay về mức đỉnh. Đây là quan điểm chung của các chuyên gia về vận động thị trường sau khi VN-Index đã để thủng mốc 1.200 điểm.

Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Cuối tuần qua, số liệu về margin trên thị trường đã giành được sự chú ý của nhà đầu tư. Theo thống kê từ Fiintrade, dư nợ cho vay margin tại 48 Công ty chứng khoán (trong tổng số 85 Công ty chứng khoán) đạt gần 191,3 nghìn tỷ đồng, tăng +60,8% so với cùng kỳ năm trước và +10% so với cuối năm 2023. Với việc các Công ty chứng khóa (CTCK) hàng đầu đều đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024, khả năng lớn margin của toàn thị trường đã vượt đỉnh 2022, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

z5366689954894-da444d318e651af4d201a1a337c8e883-7662.jpg

Lo lắng của nhà đầu tư cũng đã nhanh chóng xuất hiện bởi thị trường tuần vừa qua đã có một nhịp giảm với biên độ lớn, mất gần 8% trong cả tuần. Do đó, một số nhà đầu tư cho rằng, thị trường có thể phải chịu thêm một nhịp "giải chấp chéo" sau khi đã để thủng mốc 1.200 điểm.

Theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam, nếu VN-Index vẫn còn quán tính giảm mạnh, sức ép margin sẽ lớn hơn.

"Tuy nhiên, tôi không thấy đáng lo ngại. Sau 2 năm, các công ty chứng khoán tăng vốn lên rất nhiều. Chưa kể, các công ty chứng khoán có nguồn từ ngân hàng mẹ, room cho vay còn lớn" ông Phương bổ sung thêm.

tam-diem-ck-3192-6962-2033.jpg
Quảng cáo

Ông Trương Hiền Phương (trái) và ông Nguyễn Thế Minh.

Đánh giá về áp lực bán ra của nhà đầu tư trên thị trường, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam cho biết giai đoạn bán ra hợp lý (cuối tháng 3, đầu tháng 4) hiện đã đi qua và nhà đầu tư không nên hoảng sợ trước thông tin dư nợ margin quay về mức đỉnh bởi quy mô vốn của các CTCK và thanh khoản thị trường hiện đã khác xa.

Ông Minh cũng cho biết, "khi tin xấu ai cũng biết rồi thì đã không còn xấu nữa. Thực tế, rủi ro phải lo lắng nhất là sự hồi phục của nền kinh tế nhưng điều này chưa xảy ra. Trong một xu hướng lên, thị trường xuất hiện các nhịp bị chiết khấu là bình thường".

Nhìn chung, các chuyên gia đều có sự thống nhất về quan điểm khi cho rằng thị trường đã vào một vùng hấp dẫn với nhà đầu tư. Nhiều cổ phiếu đã có mức chiết khấu hấp dẫn như ở các nhóm Chứng khoán, Ngân hàng…

Với nhà đầu tư nắm giữ tiền, việc giải ngân thăm dò có thể đã cần tính tới với tỷ trọng ban đầu 20-30% . Tất nhiên, nhà đầu tư chưa cần dùng margin do chưa thể loại trừ được những vận động bất thường trong quá trình tạo đáy.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tới sự kiện HOSE lần đầu tiên có công bố chính thức về lịch chuyển đổi sang hệ thống KRX, dự kiến triển khai vào ngày 02/5/2024.

Đây cũng thông tin đang được giới đầu tư mong đợi trong một thời gian dài. Các sản phẩm mới như bán chứng khoán chờ về, giao dịch trong ngày sẽ chưa được triển khai thay vào đó là những thay đổi về chuẩn vào giao dịch, thời giao dịch, phương thức khớp lệnh...

Tuy nhiên, cùng với việc chuẩn bị cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không cần ký quỹ 100% tiền, triển vọng kịp thời cải thiện những vướng mắc trong nâng hạng thị trường tại kỳ đánh giá cuối năm 2024 đang dần sáng hơn.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Chứng sỹ Việt Nam có thêm 40 phút hít thở bầu không khí trên 1.300 điểm

Thời gian chứng sỹ Việt Nam được hưởng bầu không khí trên 1.300 điểm đã dài hơn so với lần “mừng hụt” trước đó. Dù chưa thể vỡ oà sung sướng nhưng ít nhất thị trường vẫn giữ được đà tăng điểm.

Thanh khoản toàn thị trường đạt trên 20.000 tỷ đồng, VN-Index tích lũy thêm gần 6 điểm Thị trường tiếp đà hồi phục, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

Cổ phiếu NVL của Novaland bị nhà đầu tư bán tháo

Cổ phiếu NVL của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) bị các nhà đầu tư bán tháo, ngay sau thông tin cổ đông lớn của công ty địa ốc này bị bán giải chấp.

Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu Á đúng ngày Tết Trung thu Một công ty chứng khoán muốn tăng vốn "khủng" gấp 22 lần, rục rịch đổi tên và chuyển trụ sở ngay sau khi thay Chủ tịch