Một rào cản với dòng vốn ngoại

Số doanh nghiệp Việt Nam để nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào không nhiều, có thể chỉ 30-40 doanh nghiệp dù thị trường chứng khoán có cả trăm công ty.

Một rào cản với dòng vốn ngoại

Tại tọa đàm về động lực phát triển thị trường, các chuyên gia đã nhìn nhận những mặt được và chưa được đang tồn tại cần sự vào cuộc để nâng cao sức hút đầu tư trên thị trường.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia chứng khoán chỉ ra, qua 23 năm đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn đầu những quy định, luật chưa nhiều, còn phải chạy theo xu hướng của thị trường. Những năm gần đây, các chính sách bắt đầu linh hoạt hơn, mang lại những hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, câu chuyện tin đồn hiện được hạn chế hoặc một số chính sách vĩ mô hơn, như về tỷ giá.

“Tỷ giá của VND với các đồng ngoại tệ khác, đặc biệt là USD trong những năm gần đây là ổn định. Các doanh nghiệp hay than phiền về lãi suất nhưng tỷ giá thì hiếm có đơn vị lên tiếng. Thậm chí, năm 2022, nếu chúng ta giữ VND, nhà đầu tư có thể thu lợi gấp đôi, bởi lãi suất cao nhất trong nhiều năm. Chưa kể, VND nếu so sánh với bảng Anh, EUR, JPY thì nhà đầu tư có thêm một đoạn lợi nhuận. Tỷ giá so với USD, năm ngoái và những năm gần đây vẫn giữ ổn định”, ông Khánh nêu.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng những vấn đề mang tính chất kỹ thuật đôi khi chúng ta hành động chưa nhanh. Như khoảng 1,2 năm trước có một giai đoạn khoảng gần cuối giờ mọi người đặt lệnh không được do kẹt lệnh, do hệ thống giao dịch không kịp với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Hoặc hệ thống KRX dự kiến triển khai cuối năm nay cũng là một kế hoạch nhiều năm nhưng đến gần đây mới thực hiện được.

Một điểm nữa, giống như giai đoạn năm 2003-2005, thị trường vẫn là T+4, sau đó khoảng 10 năm sau mới thành T+3 và sau đó là T+2,5, T+2.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phái sinh đã được nhắc tới vào năm 2005, nhưng tới năm 2017-2018 thị trường phái sinh mới bắt đầu có. Đến bây giờ cũng chỉ có 2 sản phẩm là trái phiếu Chính phủ và chỉ số Index chưa bổ sung thêm sản phẩm mới, quyền chọn, hoặc bổ sung thêm.

Quảng cáo

Vị này mong rằng có thêm sản phẩm từ thị trường cơ sở cho đến thị trường phái sinh để nhà đầu tư linh hoạt hơn. Cần làm cơ sở hạ tầng, nền tảng giúp thị trường phát triển thêm, tạo điều kiện đầu tư suôn sẻ trong tương lai.

Còn ông Đinh Đức Minh, Giám đốc Đầu tư, Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital cho rằng, ngoài tính minh bạch thị trường, xử lý tin đồn thất thiệt trên thị trường, nỗ lực nâng hạng thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước, Ủy ban chứng khoán, thậm chí về phía doanh nghiệp niêm yết cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng về quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán SSI nêu kiến nghị liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài - đối tượng mà ông tiếp xúc nhiều.

Theo đó, chuyên gia này đánh giá, số doanh nghiệp Việt để nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào không nhiều, có thể chỉ 30-40 doanh nghiệp dù thị trường chứng khoán có cả trăm công ty.

“Đầu tư được ở đây là doanh nghiệp quản trị tốt, minh bạch, công bố thông tin tốt, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu cổ đông tốt… Và con số này không nhiều, nếu có thì cũng hết room", ông Đức nêu.

Nên chuyên gia SSI cho rằng, cần tạo thêm nhóm công ty có chất lượng quản trị tốt hơn, thay vì có 30-40 công ty có thể nâng lên thành 60-70 công ty và đặt ra tiêu chuẩn cao hơn với thị trường, tiêu chuẩn lớn hơn về quản trị doanh nghiệp như ESG hay chế tài quản trị tốt hơn. Khi đó mới khôi phục, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và có thể đến với nhà đầu tư tổ chức rồi đến với nhà đầu tư cá nhân.

Ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia, bà Phạm Thị Thùy Linh, Vụ phó Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, bản thân bà tin tưởng vào chủ trương của Chính phủ trong việc làm sao để TTCK trở thành kênh huy động vốn phát triển một cách ổn định và bền vững và là kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.

Đối với những kiến nghị về vấn đề quản trị công ty, bà Linh rất đồng tình bởi không chỉ để chúng ta thu hút những luồng vốn đầu tư từ nước ngoài mà đó cũng là quyền lợi cho chính bản thân doanh nghiệp niêm yết. Đấy cũng là một trong những mục tiêu của ngành, phải nâng cao chất lượng quản trị công ty cũng như công bố thông tin cho công chúng đầu tư có thể tìm kiếm và hiểu rõ về doanh nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.

Nói về các biện pháp hỗ trợ thị trường, bà Linh cho rằng cần phải nhìn từ góc độ của các thành viên tham gia thị trường và nhà đầu tư. Cơ quan quản lý giám sát có nhiệm vụ làm sao để đảm bảo cho TTCK hoạt động an toàn, thông suốt, là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp thông qua kênh tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh

Vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới, trên 3.200 USD/ounce khi mối lo ngại về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới Giá vàng phục hồi, vàng SJC vượt 100 triệu đồng mỗi lượng

Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán giao dịch “bùng nổ” với gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, gồm 328 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, chỉ có 7 mã cổ phiếu giảm giá (gồm 1 mã giảm sàn) hầu hết ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index vẫn “bốc hơi” gần 20 điểm VN-Index tiếp tục giảm hơn 6%, chứng khoán Việt Nam mất gần 1,1 triệu tỷ vốn hóa chỉ sau 3 phiên

Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau

Phiên sáng ngày 10/4, giá vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới, với giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng và vàng miếng áp sát theo sau (103,9 triệu đồng/lượng), cùng tăng khoảng 2 triệu đồng/lượng so với phiê

Giá vàng SJC đi ngang, vàng nhẫn điều chỉnh nhẹ Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, Hang Seng giảm gần 10% đầu phiên, Nikkei 225 chạm đáy 18 tháng

Đà bán tháo tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục kéo dài sang tuần mới. Nỗi lo thương chiến toàn cầu bắt nguồn từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro.

Chứng khoán giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Tiên Phong tiếp tục bị “xả” mạnh Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm

Tại sao xu hướng người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà?

Những năm gần đây, giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao và vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến ngày càng nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Ngân hàng “chắp cánh ước mơ” mua nhà cho giới trẻ

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục