Nikkei vừa trải qua ngày tồi tệ nhất trong gần 4 thập kỷ, Kospi tạm dừng giao dịch vì bán tháo mạnh

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc trước lo ngại khả năng kinh tế Mỹ suy thoái.

Ngày 5/8, thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trước lo ngại kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái, khiến nhà đầu tư tháo chạy và thách thức Fed nhanh chóng cắt giảm lãi suất để cứu vãn tăng trưởng.

Theo đó, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) vừa trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ “Thứ Hai đen tối” năm 1987.

Nikkei 225 chốt phiên giảm 12,4% xuống còn 31.458,42 điểm vào ngày đầu tuần, đánh dấu mức giảm sâu nhất từ trước đến nay. Kết quả là, toàn bộ mức tăng của Nikkei trong năm nay bị thổi bay và đưa chỉ số này sang trạng thái lỗ tính từ đầu năm đến nay.

Sự sụt giảm của ngày thứ Hai tiếp nối ngày thứ Sáu (2/8) khi Nikkei 225 và Topix giảm lần lượt hơn 5% và 6%. Topix đã trải ngày tồi tệ nhất trong 8 năm, trong khi Nikkei chứng kiến ngày tệ nhất kể từ tháng 3/2020.

Quảng cáo

Các công ty lớn như Mitsubishi, Mitsui and Co, Sumitomo và Marubeni tất cả đều giảm hơn 14%, trong đó Mitsui giảm gần 20% vốn hóa thị trường.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng yên Nhật cũng tăng lên mức cao nhất so với đồng USD kể từ tháng 1, được giao dịch ở mức 142,09/USD.

Trong khi đó tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 8,77%, đóng cửa ở mức 2.441,55 điểm. Chỉ số Kodaq giảm 11,3% xuống 691,38 điểm.

Do làn sóng bán tháo quá lớn, các sàn giao dịch đã áp dụng bộ ngắt mạch thị trường. Kospi tạm dừng giao dịch lúc 2:14 chiều (giờ Seoul) và Kosdaq dừng lúc 1:56 chiều. Giao dịch bị dừng trong 20 phút. Ngắt mạch thị trường được kích hoạt nếu cổ phiếu tăng hoặc giảm 8%.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 1,61%, trong khi chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục giảm 0,48% – mức giảm nhỏ nhất ở châu Á.

Dữ liệu việc làm do Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố vào ngày 2/8 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 tăng vọt, làm dấy lên lo ngại kinh tế Mỹ có thể đang hướng đến suy thoái và lãi suất sẽ hạ sâu hơn. Các nhà phân tích tại JPMorgan dự đoán 50% khả năng Mỹ rơi vào suy thoái.

Theo Reuters, CNBC

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày