Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

Nhà ở xã hội được coi là “cứu cánh” cho mơ ước có nhà của rất nhiều người. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội, còn một số khó khăn, vướng mắc.... Trong đó, vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất...

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 4,8% khi họ đi vay người khác lãi suất trên 5%.
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 4,8% khi họ đi vay người khác lãi suất trên 5%.

Cả nước đang triển khai 499 dự án nhà ở xã hội với quy mô 411.000 căn hộ

Nói về chính sách phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương rất quan tâm. Mới đây, Quốc hội đã thông qua một số dự án luật, như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng…, với nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Sau khi Quốc hội thông qua các bộ luật, các bộ, ngành đã tích cực triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của những bộ luật này.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, chính sách phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có nhiều lãnh đạo, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển, tháo gỡ vướng mắc. Các địa phương cũng đã rất tích cực vào cuộc. Thủ tướng đã ký ban hành Đề án về xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về việc trong năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân hiện nay.

Triển khai chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành đã quan tâm dành quỹ đất để đầu tư nhà ở xã hội. Cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với 8.600 ha để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, trong đó nhiều địa phương dành quỹ đất lớn, như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng thông tin, về kết quả đầu tư nhà ở xã hội, trên cả nước đang triển khai 499 dự án, quy mô 411.000 căn hộ. Kết quả này cho thấy hiệu quả bước đầu của sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các địa phương.

Doanh nghiệp cần đất, còn tiền nên ưu tiên cho người mua vay

Quảng cáo

Cùng với những kết quả đã đạt được, việc triển khai phát triển nhà ở xã hội cũng đang gặp một số khó khăn. Theo các chuyên gia, có 2 vướng mắc chính khiến việc phát triển nhà ở xã hội gặp khó là quỹ đất và nguồn vốn.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, đầu tiên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn gặp khó khăn trong tiếp cận quỹ đất. Thứ hai là doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh thì cho rằng nguồn vốn là vấn đề then chốt. Do đó, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Bộ Xây dựng kiến nghị lên Chính phủ trình Quốc hội bố trí chi ngân sách nhà nước trung hạn 2021- 2225 và 2026- 2030 có nguồn vốn tái cấp vốn, bù lãi suất, để người mua vay với lãi suất 4,8%, thời hạn vay 25 năm. Chủ đầu tư được vay với lãi suất 4,8 - 5% trong thời hạn 5 năm.

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình lại nhấn mạnh rằng vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất. “Vừa rồi, tôi gửi văn bản cho Thủ tướng nêu vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất, còn tiền thì ưu tiên cho người mua vay. Chúng tôi làm nhà ở xã hội thì người dân xếp hàng mua. Chủ đầu tư vay cũng được, không vay cũng được vì làm xong móng thôi người ta đã xếp hàng mua rồi”, ông Nguyễn Hữu Đường nói.

Về đề xuất để chủ đầu tư và người mua nhà vay lãi suất 4,8%, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay 4,8% khi họ đi vay bên khác với lãi suất trên 5%.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo ông Nguyễn Hữu Đường, điều quan trọng nhất phải thực hiện nghiêm túc Luật Nhà ở, công bố quỹ đất. Nếu có quỹ đất, doanh nghiệp có thể ứng tiền giải phóng mặt bằng.

“Làm nhà ở xã hội phải phù hợp, chứ không thể ở Hà Nội làm ở Hoài Đức, Sóc Sơn thì không ai ở”, ông Nguyễn Hữu Đường nhấn mạnh và cho biết doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Quốc hội làm sao để UBND TP. Hà Nội phải công bố quỹ đất làm nhà ở xã hội.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đã trao đổi với các địa phương để thực hiện một số giải pháp gồm: quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội rõ ràng, ưu tiên dành các quỹ đất ở các vị trí thuận lợi, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để ưu tiên đầu tư; tránh dành quỹ đất ở khu vực xa, khu vực chưa giải phóng mặt bằng; Bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp để bổ sung quỹ đất làm nhà ở cho công nhân; Chủ động bố trí giải phóng mặt bằng và đảm bảo quỹ đất sạch cho nhà ở xã hội; Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội; Các khu vực đã phê duyệt chủ trương đầu tư cần khẩn trương lựa chọn chủ đầu tư xây dựng. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương có giải pháp cải cách thủ tục hành chính, rút gọn thủ tục, chi phí, thủ tục đầu tư.

Với các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm tham gia đầu tư; tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án đã, đang và sắp triển khai; thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chất lượng các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đi kèm, tương đương như nhà ở thương mại; có mức giá phù hợp với nhu cầu của người dân.

“Bộ mong muốn lắng nghe các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho nhà ở xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong thời gian tới”, ông Sinh nói.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không mua vàng tháng thứ hai liên tiếp

Trong tháng 6/2024, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã tiếp tục ngừng mua vàng để dự trữ tháng thứ hai liên tiếp kể từ tháng 5, dữ liệu chính thức từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc cho biết ngày 7/7.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh, thu hẹp khoảng cách với giá vàng SJC chỉ còn 980.000 đồng/lượng

Cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục dẫn dắt đà tăng của thị trường

Theo dự báo của ABS, sau các nhịp điều chỉnh với biên độ giá quanh 60-100 điểm sẽ luôn có hồi phục kỹ thuật nhanh với những phiên tăng điểm nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Động thái mới của người mua trước thềm Luật mới có hiệu lực từ 1/8

Nhiều người tranh thủ “xuống tiền” trước khi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực. Họ cho rằng với các quy định siết chặt hoạt động của chủ đầu tư thì giá bán cũng như nguồn cung sẽ ngày càng khan hiếm.

Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

HOSE: Tháng 6, khối lượng và giá trị giao dịch bình quân đều tăng so với tháng trước

Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2024, chỉ số VNIndex đạt 1.245,32 điểm, VNAllshare đạt 1.295,31 điểm, VN30 đạt 1.278,32 điểm. So với cuối tháng 5/2024, chỉ số VNIndex và VNAllsh

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp, LPB lọt vào nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất HOSE Thị trường lại xáo trộn mạnh, HOSE đạt giao dịch hơn 43 nghìn tỷ đồng

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hoá thế giới trong phiên giao dịch ngày 3/7. Nhóm nông sản, năng lượng và kim loại tăng giá trong khi nguyên liệu công nghiệp quay đầu giảm nhẹ. Chỉ số MXV-Index

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm Kỳ vọng FED hạ lãi suất, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý

Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index chạm mức cao nhất 1 tuần

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 2/7, ngoại trừ nhóm năng lượng, cả 3 nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đều đóng cửa trong sắc xanh. Trong đó, đà tăng mạnh của nhiều mặt hàng nguyên liệu quan trọng đã hỗ

Giá hàng hoá nguyên liệu giảm đồng loạt Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index giảm 3 ngày liên tiếp

Đà tăng của thị trường sẽ được hỗ trợ nhờ dư địa cho vay margin còn rất lớn

Nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là hầu bao margin từ các công ty chứng khoán được mở rộng nhờ "game" tăng vốn.

Thị trường chứng khoán sẽ còn tích cực trong tháng 6/2024? Chứng khoán rực lửa phiên cuối tuần, VN-Index "bốc hơi" gần 14 điểm

Mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền

Ngày 2/7/2024, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử vụ kiện của khách hàng Trần Thị Chúc, bị lừa đảo và đánh cắp hơn 26 tỷ đồng trong 2 tài khoản tại 2 ngân hàng. Đây là vụ việc điển hình về tội phạm công nghệ trên nền tảng thanh toán số, với

Con cháu Chủ tịch Techcombank, Hoà Phát, VPBank, Huyndai Thành Công...: Thế hệ người giàu mới trên sàn chứng khoán, hơn 20 tuổi sở hữu khối tài sản cả nghìn tỷ đồng Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank