Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

Nhà ở xã hội được coi là “cứu cánh” cho mơ ước có nhà của rất nhiều người. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội, còn một số khó khăn, vướng mắc.... Trong đó, vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 4,8% khi họ đi vay người khác lãi suất trên 5%.
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 4,8% khi họ đi vay người khác lãi suất trên 5%.

Cả nước đang triển khai 499 dự án nhà ở xã hội với quy mô 411.000 căn hộ

Nói về chính sách phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương rất quan tâm. Mới đây, Quốc hội đã thông qua một số dự án luật, như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng…, với nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc đầu tư, phát triển nhà ở xã hội.

Sau khi Quốc hội thông qua các bộ luật, các bộ, ngành đã tích cực triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của những bộ luật này.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, chính sách phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có nhiều lãnh đạo, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển, tháo gỡ vướng mắc. Các địa phương cũng đã rất tích cực vào cuộc. Thủ tướng đã ký ban hành Đề án về xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về việc trong năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân hiện nay.

Triển khai chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều tỉnh, thành đã quan tâm dành quỹ đất để đầu tư nhà ở xã hội. Cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với 8.600 ha để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, trong đó nhiều địa phương dành quỹ đất lớn, như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng thông tin, về kết quả đầu tư nhà ở xã hội, trên cả nước đang triển khai 499 dự án, quy mô 411.000 căn hộ. Kết quả này cho thấy hiệu quả bước đầu của sự vào cuộc của các cấp, các ngành và các địa phương.

Doanh nghiệp cần đất, còn tiền nên ưu tiên cho người mua vay

Cùng với những kết quả đã đạt được, việc triển khai phát triển nhà ở xã hội cũng đang gặp một số khó khăn. Theo các chuyên gia, có 2 vướng mắc chính khiến việc phát triển nhà ở xã hội gặp khó là quỹ đất và nguồn vốn.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, đầu tiên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn gặp khó khăn trong tiếp cận quỹ đất. Thứ hai là doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh thì cho rằng nguồn vốn là vấn đề then chốt. Do đó, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Bộ Xây dựng kiến nghị lên Chính phủ trình Quốc hội bố trí chi ngân sách nhà nước trung hạn 2021- 2225 và 2026- 2030 có nguồn vốn tái cấp vốn, bù lãi suất, để người mua vay với lãi suất 4,8%, thời hạn vay 25 năm. Chủ đầu tư được vay với lãi suất 4,8 - 5% trong thời hạn 5 năm.

Ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình lại nhấn mạnh rằng vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất. “Vừa rồi, tôi gửi văn bản cho Thủ tướng nêu vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất, còn tiền thì ưu tiên cho người mua vay. Chúng tôi làm nhà ở xã hội thì người dân xếp hàng mua. Chủ đầu tư vay cũng được, không vay cũng được vì làm xong móng thôi người ta đã xếp hàng mua rồi”, ông Nguyễn Hữu Đường nói.

Về đề xuất để chủ đầu tư và người mua nhà vay lãi suất 4,8%, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay 4,8% khi họ đi vay bên khác với lãi suất trên 5%.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo ông Nguyễn Hữu Đường, điều quan trọng nhất phải thực hiện nghiêm túc Luật Nhà ở, công bố quỹ đất. Nếu có quỹ đất, doanh nghiệp có thể ứng tiền giải phóng mặt bằng.

“Làm nhà ở xã hội phải phù hợp, chứ không thể ở Hà Nội làm ở Hoài Đức, Sóc Sơn thì không ai ở”, ông Nguyễn Hữu Đường nhấn mạnh và cho biết doanh nghiệp vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Quốc hội làm sao để UBND TP. Hà Nội phải công bố quỹ đất làm nhà ở xã hội.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đã trao đổi với các địa phương để thực hiện một số giải pháp gồm: quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội rõ ràng, ưu tiên dành các quỹ đất ở các vị trí thuận lợi, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để ưu tiên đầu tư; tránh dành quỹ đất ở khu vực xa, khu vực chưa giải phóng mặt bằng; Bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp để bổ sung quỹ đất làm nhà ở cho công nhân; Chủ động bố trí giải phóng mặt bằng và đảm bảo quỹ đất sạch cho nhà ở xã hội; Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội; Các khu vực đã phê duyệt chủ trương đầu tư cần khẩn trương lựa chọn chủ đầu tư xây dựng. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương có giải pháp cải cách thủ tục hành chính, rút gọn thủ tục, chi phí, thủ tục đầu tư.

Với các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm tham gia đầu tư; tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án đã, đang và sắp triển khai; thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo chất lượng các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đi kèm, tương đương như nhà ở thương mại; có mức giá phù hợp với nhu cầu của người dân.

“Bộ mong muốn lắng nghe các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho nhà ở xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương để thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong thời gian tới”, ông Sinh nói.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn

Cùng chuyên mục Thị trường

Vì sao bất chấp giá tăng, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn mạnh tay mua vàng?

Vì sao bất chấp giá tăng, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn mạnh tay mua vàng?

Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 308,9 tấn (10,9 triệu ounce) vàng trong quý I/2024, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Các nhà phân tích cho biết, vàng đại diện cho “tài sản an toàn duy nhất” đối với người tiêu dùng Trung Quốc để bảo vệ tài sản của mình trước lạm phát, giá tài sản sụt giảm và rủi ro địa chính trị.

Thông tin thị trường việc làm Mỹ sẽ tác động mạnh đến diễn biến giá vàng Người Trung Quốc vẫn mua mạnh vàng bất chấp giá cao
Phiên đấu thầu vàng ngày 25/4 bị huỷ. (Ảnh: Int)

Đây là lí do các doanh nghiệp không "mặn mà" tham gia đấu thầu vàng

"Giá vàng đưa ra đấu thầu toàn trên 80 triệu đồng/ lượng, vậy trong thời gian chờ vàng về giá sẽ biến động ra sao?. Nhận vàng về doanh nghiệp còn phân bổ về cho các đầu mối rồi mới đưa ra kinh doanh, như vậy biên độ rủi ro rất lớn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Vắng khách, NHNN hủy phiên đấu giá vàng miếng SJC lần thứ hai Giá vàng SJC giảm mạnh sau thông báo hủy đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024 so với dự báo mức tăng 6,7% trước đó do tăng trưởng quý I/2024 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản vượt Trung Quốc lần đầu trong 47 năm
UBCKNN làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

UBCKNN làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (WB) và Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

UBCKNN: Xử lý nghiêm các đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư Chủ tịch UBCKNN thông tin về việc nâng hạng thị trường chứng khoán
Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Giai đoạn lý tưởng để thoát cổ phiếu đã đi qua và nhà đầu tư không nên hoảng sợ trước thông tin dư nợ margin quay về mức đỉnh. Đây là quan điểm chung của các chuyên gia về vận động thị trường sau khi VN-Index đã để thủng mốc 1.200 điểm.

Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải

Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải

Không chỉ Dragon Capital, nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Hoa Sen gần đây cũng liên tục bán ra cổ phiếu HSG với tổng khối lượng hàng triệu đơn vị.

Dragon Capital giảm sở hữu tại Đất Xanh, Pyn Elite Fund gom thêm hàng triệu cổ phiếu ASM và MIG Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu HSG, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 12%
Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng khi chung cư đang tăng giá bất thường (Ảnh minh họa)

Chuyên gia khuyên gì khi chung cư tăng giá cao nhất từ trước đến nay?

Phân khúc chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận mức tăng giá cao nhất từ trước tới nay, sơ cấp trung bình đạt 56 triệu đồng/m2. Trước thực tế này, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định "xuống tiền".

Chung cư tại thành phố lớn là tiêu sản hay tài sản? Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng thổi giá chung cư
ĐHĐCĐ Phục Hưng Holdings: Đã bước vào làm nhà ở xã hội

ĐHĐCĐ Phục Hưng Holdings: Đã bước vào làm nhà ở xã hội

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), ban lãnh đạo cho biết đã trúng thầu dự án nhà ở xã hội tại Đồng Nai và sẵn sàng tham gia thêm quỹ nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Khối ngoại mạnh tay giải ngân, VN-Index vẫn chưa giải quyết được tâm lý bán tháo của tiền nội VN-Index đã mất hơn 100 điểm từ mức đỉnh của năm 2024