Quyết tâm nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025

Kết luận Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2024, tổ chức ngày 28/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2024, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định chính

TTCK đóng vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, TTCK là một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn) nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung. Khi phát triển đến trình độ cao, TTCK có vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế.

TTCK cũng là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư; đồng thời là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. TTCK góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.

"Tóm lại, phát triển kinh tế thì không thể thiếu TTCK. Phát triển TTCK là một yêu cầu khách quan", Thủ tướng nhấn mạnh.

img1686-1709101753253126507038-78.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Thời gian quan, thị trường chứng khoán không ngừng phát triển về quy mô, khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng trưởng tích cực từ 0,22% GDP năm 2000 lên 33,52% GDP năm 2010 và 58,1% GDP năm 2023.

Số lượng nhà đầu tư tăng từ 3.000 tài khoản năm 2000 lên hơn 7,29 triệu tài khoản, tương đương 7,5% dân số vào năm 2023. Đồng thời, chất lượng, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các nhà đầu tư ngày càng được nâng cao.

Giá trị giao dịch bình quân (gồm cả cổ phiếu, trái phiếu) tăng từ gần 11.700 tỷ đồng/phiên năm 2016 lên gần 24.000 tỷ đồng/phiên năm 2023, trong đó tính riêng giao dịch cổ phiếu đã có nhiều phiên giao dịch vượt con số 1 tỷ USD.

Trong 10 năm qua (2014 - 2023), TTCK đã thực hiện huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đạt 3,8 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 380.000 tỷ đồng, tăng gấp 4,35 lần so với giai đoạn trước. Trong đó, doanh nghiệp đã huy động được 1,15 triệu tỷ đồng, tăng gấp 3,15 lần so với giai đoạn trước.

"Như vậy, TTCK đã tạo ra nguồn vốn cần thiết phục vụ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước", Thủ tướng chỉ rõ.

Chính phủ cũng đã huy động được 2,66 triệu tỷ đồng từ thị trường, tăng gấp 5,2 lần so với giai đoạn trước với lãi suất thấp hơn và kỳ hạn dài hơn. TTCK góp phần tái cơ cấu, tăng tính bền vững cho danh mục nợ công quốc gia và chủ động nguồn vốn cho đầu tư công.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong , Thủ tướng cũng thẳng thắn nêu rõ, TTCK Việt Nam còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng tháo gỡ, khắc phục.

Đó là vấn đề về xây dựng đồng bộ và hoàn thiện khung khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hoạt động của thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng phải đảm bảo tính an toàn, minh bạch và bền vững.

Còn tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư và niềm tin thị trường; chuẩn mực, đạo đức của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ có vấn đề, chuẩn mực kế toán, chế tài xử lý xử phạt chưa nghiêm minh, kịp thời. Thông tin công bố của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư chưa bảo đảm tính chính xác.

Cùng với đó là vấn đề đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác vận hành và quản lý đối với TTCK, để đưa công nghệ số, công nghệ 4.0; vấn đề giải quyết các điểm còn vướng mắc để nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi...

Quảng cáo

Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK

Về phương hướng phát triển TTCK, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 có nhiều nội dung, song Thủ tướng nhấn mạnh 6 điểm:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thứ hai, chính sách phải nhất quán, phản ứng chính sách phải kịp thời, chính sách phải phù hợp và theo kịp thực tiễn.

Thứ ba, quản lý nhà nước phải công khai, minh bạch, đúng quy luật thị trường.

Thứ tư, Chính phủ, các cơ quan chức năng luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan; luôn chia sẻ khó khăn và đặt mình vào vị trí nhà đầu tư, nhà phát hành để thiết kế chính sách, xây dựng một Chính phủ thực sự kiến tạo phát triển.

Thứ năm, Chính phủ quyết tâm nâng hạng TTCK, tập trung phát triển theo xu hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, phát triển nhanh và bền vững.

Thứ sáu, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội để thực hiện các chức năng cung cấp vốn; phát triển mạnh hạ tầng và hệ sinh thái TTCK.

Phân tích thêm về một số quan tâm của các nhà đầu tư, Thủ tướng nêu rõ năm 2023 có xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ do điều hành không tốt.

"Năm nay, chúng tôi rất quyết liệt để không thiếu điện và các nhà đầu tư có thể yên tâm về vấn đề này", Thủ tướng khẳng định.

Đặc biệt, thủ tướng nêu rõ, năm 2024, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội để nhà đầu tư yên tâm. "Chúng ta quyết tâm nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu phía các cơ quan quản lý khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng với tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, có sản phẩm, hiệu quả cân đong đo đếm được".

Thủ tướng giao: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp, xử lý nhanh chóng, sớm có kết quả các vướng mắc thuộc trách nhiệm của ngành mình để đáp ứng được qui định tiêu chí nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (báo cáo kết quả trước ngày 30/6/2024).

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẩn trương rà soát, đề xuất việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm xử lý các vấn đề kỹ thuật còn vướng mắc, nâng cao tính minh bạch trên TTCK, tháo gỡ ngay những rào cản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài; cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Bộ bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét, rà soát để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn quy trình mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài; nghiên cứu công cụ thanh toán bù trừ phù hợp quy luật thị trường; tiếp tục triển khai các giải pháp, chỉ đạo các ngân thương mại tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1

Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh

Vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới, trên 3.200 USD/ounce khi mối lo ngại về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới Giá vàng phục hồi, vàng SJC vượt 100 triệu đồng mỗi lượng

Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán giao dịch “bùng nổ” với gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, gồm 328 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, chỉ có 7 mã cổ phiếu giảm giá (gồm 1 mã giảm sàn) hầu hết ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index vẫn “bốc hơi” gần 20 điểm VN-Index tiếp tục giảm hơn 6%, chứng khoán Việt Nam mất gần 1,1 triệu tỷ vốn hóa chỉ sau 3 phiên

Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau

Phiên sáng ngày 10/4, giá vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới, với giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng và vàng miếng áp sát theo sau (103,9 triệu đồng/lượng), cùng tăng khoảng 2 triệu đồng/lượng so với phiê

Giá vàng SJC đi ngang, vàng nhẫn điều chỉnh nhẹ Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, Hang Seng giảm gần 10% đầu phiên, Nikkei 225 chạm đáy 18 tháng

Đà bán tháo tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục kéo dài sang tuần mới. Nỗi lo thương chiến toàn cầu bắt nguồn từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro.

Chứng khoán giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Tiên Phong tiếp tục bị “xả” mạnh Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm

Tại sao xu hướng người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà?

Những năm gần đây, giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao và vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến ngày càng nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Ngân hàng “chắp cánh ước mơ” mua nhà cho giới trẻ