Tại sao các ngân hàng thương mại chỉ bán chứ không mua vàng lại?

Chuyên gia cho rằng, NHNN bán vàng bình ổn để tăng cung, giảm chênh lệch giá bán trong nước và thế giới. Tuy nhiên, SJC là vàng miếng có thương hiệu, được bảo đảm bởi chất lượng và uy tín nên người dân có thể bán bất kỳ cho cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu

Tại sao các ngân hàng thương mại chỉ bán chứ không mua vàng lại?

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 3/6 tới đây, NHNN sẽ thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

Mục tiêu của NHNN là sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng ở trong nước và thế giới về mức phù hợp, bền vững.

Theo đó, các ngân hàng thương mại chỉ bán mà không mua vàng miếng của người dân. Như vậy, những ai muốn mua vàng miếng SJC có thể đến các chi nhánh được chọn lựa tại một trong bốn ngân hàng nêu trên để mua.

Trường hợp muốn bán vàng miếng, người dân có thể đến các địa điểm kinh doanh vàng miếng như SJC, DOJI, PNJ…

Quảng cáo

Lý giải về việc vì sao ngân hàng thương mại nhà nước chỉ thực hiện bán vàng miếng chứ không mua, bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, ngay từ đầu, NHNN đã khẳng định việc bán vàng thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước nhằm mục đích bình ổn thị trường, qua đó kéo giảm chênh lệch giữa vàng miếng SJC và giá vàng thế giới, chứ không phải hoạt động kinh doanh.

Với hoạt động kinh doanh sẽ có cả chiều mua và bán, nhưng hoạt động cung ứng cần được hiểu là hoạt động can thiệp một chiều để bình ổn giá vàng trên thị trường.

"Do đó, cần hiểu rõ rằng những địa điểm bán vàng miếng SJC của Agribank nói riêng và của bốn ngân hàng thương mại nhà nước nói chung chỉ là điểm cung ứng vàng miếng, chứ không phải địa điểm kinh doanh mua – bán vàng miếng", bà Phượng nhấn mạnh.

Lý giải thêm về việc việc ngân hàng thương mại nhà nước chỉ bán chứ không mua vàng miếng, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, chuyên gia kinh tế - tài chính chia sẻ:

Thứ nhất, NHNN bán vàng bình ổn để tăng cung, giảm chênh lệch giá bán trong nước và thế giới. Mục đích chính là bán, không có mục đích mua lại. Ai có nhu cầu mua chính đáng như tích trữ, cho tặng có thể đến các ngân hàng thương mại nhà nước được chỉ định để mua, có thể mua được giá tốt hơn giá bán ở cửa hàng ngoài. Khi giá bán từ ngân hàng thấp hơn, bên ngoài tự phải giảm giá. Giảm giá chính là bình ổn, mục đích kéo giảm chênh lệch coi như đạt.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước mà không mua, người dân có thể bán cho những ai muốn mua hoặc cho các công ty và cửa hàng vàng thông thường. Đơn cử như trước nếu mua vàng miếng SJC từ Doji Hà Nội, sau người dân có thể bán lại cho PNJ Hồ Chí Minh. Như vậy, khi mua vàng miếng SJC từ BIDV, sau người dân có thể bán cho Doji hoặc PNJ. Bởi vàng miếng thương hiệu SJCcó lợi thế là được đảm bảo bởi thương hiệu và chất lượng, có thanh khoản tốt nhất thị trường.

Thứ ba, trên thị trường luôn có chênh lệch giá mua - giá bán, vì thế không nên đặt vấn đề mua từ VCB giá 85 triệu đồng/lượng xong bán cho Doji giá 82 triệu đồng/lượng ngay trong ngày thì lỗ. Giai đoạn vàng biến động mạnh, chênh lệch giá mua - giá bán sẽ nới rộng, các công ty và cửa hàng vàng phải giảm thiểu rủi ro thua lỗ nên họ nới. Đơn cử như ngày 31/5 chênh lệch mua – bán (83-87) là 4 triệu đồng, nhưng hiện tại chỉ còn 3 triệu (81.5-84.5). Việc bán bình ổn là để phục vụ nhu cầu tích trữ, không phải phục vụ nhu cầu đầu cơ lướt sóng kiếm lời.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp