Tâm điểm chứng khoán: "Thị trường khó có kịch bản tiêu cực"

Các chuyên gia đồng thuận nhận định thị trường trước Tết không có nhiều biến động và sẽ theo hướng tích cực với thanh khoản thấp.

tam-diem-ck-3227-1203-2569.jpg
Ông Nguyễn Thanh Lâm (phải) và ông Nguyễn Thế Minh

Đóng cửa phiên cuối tuần (26/1), VN-Index chốt tại 1.175,67 điểm, tăng 0,45% so với phiên trước. Nhưng với 3 phiên giảm liên tiếp trước đó, chỉ số sàn HOSE có tuần giao dịch giảm nhẹ 0,49% so với cuối tuần trước.

Như vậy, VN-Index đã đảo chiều giảm điểm sau khi thiết lập thành tích 6 tuần tăng điểm liên tiếp. Đi kèm với đó là thanh khoản trên thị trường cũng hạ nhiệt đáng kể.

Trong bối cảnh thị trường sắp bước vào kỳ nghỉ kéo dài, liệu tâm lý nghỉ Tết sớm có lặp lại trong năm nay, khi mà thị trường có nhiều thông tin lớn tác động mà nhà đầu tư cần lưu tâm như Luật Đất đai sửa đổi, Luật Các Tổ chức Tín dụng mới được thông qua, hay loạt thông tin kết quả kinh doanh sắp công bố…

Chúng tôi ghi nhận ý kiến các chuyên gia nhận định về xu hướng thị trường trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Sắc xanh sẽ nhiều hơn

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân, Maybank Investment Bank (MSVN)

VN-Index giảm tuần qua mang tính điều chỉnh giảm sau giai đoạn tăng, không phải là diễn biến quá xấu.

Tuần qua có những điểm sáng nhất định, đó là sự quay trở lại mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Họ đã mua ròng 9/10 phiên gần đây. Giá trị mua ròng của khối ngoại không quá đột biến, so với cường độ bán ròng trước đó thì sức mua ròng những phiên gần đây còn khiêm tốn. Nhưng động thái mua ròng liên tiếp cho thấy khối này đã cân bằng hơn, là điểm cộng cho giai đoạn hiện nay.

Hai tuần vừa qua, việc chốt lời phần lớn diễn ra với nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đây là diễn biến lành mạnh của thị trường, vì sau giai đoạn thị trường đi lên, “phong cách” nhà đầu tư cá nhân có nhu cầu chốt lời, lướt sóng. Thị trường cũng nên có sự điều chỉnh, tuần trước đó dù VN-Index tăng điểm nhưng đã tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh do tăng điểm không kèm thanh khoản tăng. Theo đó, tuần rồi thị trường giảm điểm là hợp lý.

Hiện gần tết, thanh khoản thấp không quá bất ngờ, là điều không tích cực những cũng không tiêu cực. Tình trạng thanh khoản thấp có thể duy trì đến Tết.

Quảng cáo

Tuần mới, tôi cho rằng thị trường có thể rung lắc nhỏ, nhưng tôi vẫn lạc quan cho rằng sắc xanh sẽ nhiều hơn. Thống kê cho thấy, thị trường trong tháng 1 trước tết thường duy trì theo hướng tích cực. Đây là giai đoạn bắt đầu công bố kết quả kinh doanh, là chất xúc tác cho thị trường, tạo động lực để bứt phá ở một số nhóm ngành nhất định như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ.

Ngược lại, ngành chứng khoán có số liệu kinh doanh không tốt trong quý IV do tự doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, thị trường cũng có tâm lý đón đầu, nhất thời nhóm này chưa có kết quả tốt nhưng với kỳ vọng cho 2024, nhà đầu tư có thể chấp nhận đón đầu, tùy cách nhìn nhận và chiến lược đầu tư.

Về 2 luật mới được thông qua, với Luật Đất đai cùng với các luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, chúng tôi kỳ vọng thời gian phát triển nhà ở thương mại được rút ngắn. Tuy nhiên điểm hạn chế cũng có, đó là chí phí sử dụng đất. Doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí sử dụng đất, chi phí thâu tóm dự án tăng, chi phí kinh doanh tăng lên.

Ngoài ra, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản cũng quy định về tỷ lệ để doanh nghiệp chiếm dụng vốn ít hơn trước đây. Nhìn chung, các luật mới khiến doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, kinh doanh bài bản sẽ thâu tóm và có thị phần tốt. Ngược lại, doanh nghiệp tiềm lực tài chính yếu, phụ thuộc hoạt động chiếm dụng vốn của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn. Về lâu dài, thị trường sẽ có sự sàng lọc chất lượng doanh nghiệp bất động sản.

Về thị trường sau Tết, lịch sử cho thấy thường không xấu. Năm nay có điều đặc biệt, ngay sau tết là tuần đáo hạn phái sinh. Tôi cho rằng thị trường sẽ có sự thận trọng, sau đó tiếp tục đà đi lên. Tôi lạc quan cho rằng, sau tết khoảng 1 tháng thị trường sẽ chinh phục được vùng cao nhất từng đạt được trong 2023 là 1.250 điểm.

Nhà đầu tư còn tâm lý đứng ngoài quan sát

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Thị trường tuần rồi chững lại đà tăng, trong đó nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn điều chỉnh với thanh khoản giảm. Điều này do tâm lý nhà đầu tư trước kỳ nghỉ Tết thực hiện bán ra và chờ đợi. Ở giai đoạn trước, cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán đã lập chuỗi tăng giá mạnh, là động lực chính để nhà đầu tư chốt lời. Chính hai nhóm này điều chỉnh khiến thị trường chững lại đà tăng.

Hiện hầu như nhà đầu tư đứng ngoài quan sát, chưa sẵn sàng trở lại, họ chờ nhịp điều chỉnh để mua vào. Tuần rồi, dòng tiền có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Khi nhóm ngân hàng chứng khoán bị bán ra, dòng cổ phiếu khác có xu hướng tích cực trở lại như hóa chất, vận tải…

Với động thái mua ròng trở lại của khối ngoại, tôi cho rằng họ đang có sự đánh giá tình hình kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2023. Tuy nhiên đây có thể là ngắn hạn, chưa kết luận được họ đã thực sự trở lại hướng mua ròng. Nhưng nhìn chung dòng tiền của khối ngoại có thể trở lại mạnh vào 2024 với kỳ vọng vận hành KRX, thị trường Việt được nâng hạng, áp lực tỷ giá không quá e ngại…

Thời điểm trước kỳ nghỉ Tết, tôi nghiêng về đà tăng là chính, dù thanh khoản vẫn có thể thấp. Thị trường khó giảm sâu, do người muốn bán đã bán, người mua có thể chấp nhận mua vào.

Thông thường, những tuần gần tết và sau tết hầu như thị trường diễn biến tích cực nhưng trong biên độ hẹp. Năm 2024 với câu chuyện kỳ vọng kinh tế phục hồi, nâng hạng thị trường là những lý do chính giúp cho thị trường khó có kịch bản tiêu cực.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Tại sao xu hướng người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà?

Những năm gần đây, giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao và vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến ngày càng nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Ngân hàng “chắp cánh ước mơ” mua nhà cho giới trẻ

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp