Tăng điểm phiên thứ 7, VN-Index liên tục đi ngược chiều khu vực

Thị trường Việt Nam vẫn tăng điểm trong phiên hôm nay (ngày 8/1), bất chấp sắc đỏ diễn ra tại nhiều thị trường châu Á. Sự phân hóa giữa nhóm ngân hàng và phần còn lại nhìn chung vẫn chưa được tháo gỡ.

Tăng điểm phiên thứ 7, VN-Index liên tục đi ngược chiều khu vực

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đón nhận thông tin không tích cực cực từ thị trường Trung Quốc khi Tập đoàn Zhongzhi Enterprise Group nộp đơn phá sản. Các chỉ số CSI 300 (-1,29%), SHCMP (-1,42%), HSI (-1,93%) chịu sự tổn thất lớn về điểm số.

Còn các thị trường KOSPI (-0,4%), IDX (-0,91%) cũng có biểu hiện liên đới. Với những vận động này, việc VN-Index đi ngược lại xu hướng chung vẫn đang tạo ra sự bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cũng đặt câu hỏi về khả năng duy trì sức đề kháng của thị trường sau khi VN-Index đã tăng liên tiếp 7 phiên.

Chất xúc tác

Theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC, thị trường có thể duy trì diễn biến tích cực về dòng tiền, bởi tiền vào sẽ ở trong thị trường ít nhất một khoảng thời gian, nếu không có tin xấu gì bất thường.

Cho đến hết phiên hôm nay, HOSE đã có tổng cộng 5 phiên liên tiếp duy trì được trên mức bình quân 20 phiên. Tỷ trọng của nhà đầu tư trong nước chiếm gần 94% tổng giao dịch 2 chiều nên động lực tạo ra thanh khoản vẫn đến từ dòng tiền nội.

3ex-2024-01-08-6406-4290-899.png

Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại bán ròng hơn 260 tỷ đồng và không cho thấy việc đẩy mạnh hoạt động ở 2 cả chiều. Dù vậy, cũng cần lưu ý tới cơ cấu mua/bán ròng của nhà đầu tư ngoại khi họ bán ra FUEVFVND (-181,49 tỷ đồng), MSN (-58,65 tỷ đồng) và mua ròng VCB (+63,5 tỷ đồng), OCB (+43,52 tỷ đồng), VPB (+22,31 tỷ đồng), BID (+20,52 tỷ đồng). Hầu hết những mã này đều có sức ảnh hưởng tới xu hướng chỉ số.

Quảng cáo

Vận động thị trường

Các cổ phiếu (+4,3%), TCB (+2,7%), OCB (+2,5%), CTG (+1,9%), SHB (+1,3%), MBB (+1%), VIB (+1%), đóng góp chính vào đà tăng của VN-Index trong phiên đầu tuần.

Đây là diễn biễn không mới so với tuần trước và chỉ có sự khác biệt về thứ tự các cổ phiếu kiến tạo điểm số. Cụ thể, BID là mã hỗ trợ chỉ số nhiều nhất, kế đến là CTG.

Chỉ số VN-Index tăng 5,51 điểm lên (+0,48%) lên 1.160,19 điểm. Thanh khoản đạt 905,4 triệu đơn vị, tương đương 19.201 tỷ đồng.

Hiệu ứng về điểm số và dòng tiền vẫn được giữ vững nhưng câu chuyện lan tỏa nhóm ngành chưa được thể hiện mạnh. Nhóm chứng khoán chỉ ghi nhận ORS (+5,22%), AGR (+3,7%), CTS (+2,9%) có trạng thái tích cực tích cực, trong khi các mã SSI (-0,1%), VND (-0,2%), VIX (+0,9%) lại không thể cụ thể được dòng tiền sôi động thành sắc xanh.

Tại nhóm bất động sản, ngoại trừ CII tăng trần, các mã còn lại vẫn còn tình trạng ngập ngừng như DIG (+2,2%), PDR (+2%), DXG (+1,8%), NVL (+2,7%).

Hiệu ứng lan tỏa có thể xuất hiện sớm hoặc sau khi các cổ phiếu ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh. Tuy nhiên, đây là điều vẫn phải xảy ra để thị trường có thể duy trì được những vận động tích cực vừa qua.

vnindex81aa-9506-3626-9983.jpg

Hai sàn còn lại cũng chưa có sự kích hoạt của dòng tiền. HNX-Index tăng 0,24% lên 233,33 điểm, thanh khoản đạt 85,51 triệu đơn vị, tương đương 1.714 tỷ đồng.

Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,16% xuống 87,79 điểm, thanh khoản đạt 51,92 triệu đơn vị, tương đương 727 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường “rực lửa”, loạt cổ phiếu “vua” bị nhà đầu tư bán tháo, Eximbank giảm mạnh nhất

Đà bán áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ ngay phiên đầu tuần. Trong đó, loạt cổ phiếu “vua” bị nhà đầu tư bán tháo.

Loạt "tin vui" có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới Tỷ giá bất ngờ "nóng" trở lại tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?