Tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng, ACBS tạm góp mặt trong top 5 công ty có vốn điều lệ lớn nhất thị trường

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) vừa công bố thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với quy mô vốn điều lệ mới là 7.000 tỷ đồng, có hiệu lực từ ngày 27/2. Đây là lần thay đổi vốn điều lệ thứ 2 chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng, ACBS tạm góp mặt trong top 5 công ty có vốn điều lệ lớn nhất thị trường

ACBS đang hoàn tất một loạt các thủ hành chính cho đợt tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng. Theo đó, kể từ ngày 27/2, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ACBS được ghi nhận mức vốn điều lệ mới.

Trước đó, vào tháng đầu tháng 12/2023, ACBS cũng đã được cấp giấy phép kinh doanh mới với vốn điều lệ tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, ACBS đã có 2 đợt tăng vốn điều lệ với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng.

Những sự kiện này sẽ tạm thời giúp cho ACBS vượt qua các CTCK VIX, MAS, VPS, HCM, MBS, VCI về quy mô vốn điều lệ, trở thành CTCK xếp thứ 5 trong những công ty có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Quảng cáo
acbs23-477-5447-4970.png
Quy mô vốn điều lệ của 30 CTCK tính tới hết năm 2023.

Tuy nhiên, trạng thái cũng sẽ khó duy trì được lâu bởi hiện CTCK TP. Hồ Chí Minh (HSC) cũng đang triển khai tăng vốn điều lệ lên hơn 7.500 tỷ đồng. HSC đã hoàn tất đợt trả cổ tức 68,58 triệu cổ phiếu từ đầu năm 2024 và đang chờ các cổ đông hoàn tất nộp tiền mua 228,6 triệu cổ phiếu phát hành thêm.

Cổ đông lớn nhất của HSC là Dragon Capital đã thông báo sẽ thực hiện quyền mua 68,74 triệu cổ phiếu từ ngày 6 - 18/3, qua đó đảm bảo tỷ lệ sở hữu tại HSC được duy trì là 30,1%.

Trong khi đó, cổ đông sáng lập của HSC là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh -HFIC sau khi chào bán đấu giá công khai 105,77 triệu quyền mua cũng vừa tiếp tục chào bán thỏa thuận 105,65 triệu quyền mua từ ngày 5-13/3.

Điều này cho thấy, lượng quyền mua được bán thành công trong phiên đấu giá ngày 28/2 là không đáng kể. Nếu không bán được hết toàn bộ quyền mua, rất có thể HFIC sẽ quay lại thực hiện mua cổ phiếu phát hành thêm của HSC, tương tự như năm 2019 và năm 2021.

Ngoài ra cũng cần lưu ý tới động thái của một ông lớn khác là Chứng khoán Vietcap (VCI). Trong năm 2024, với chiến lược tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh môi giới KHCN và chuẩn bị nguồn lực để thực hiện mô hình hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức (NPS), áp lực tăng vốn đối với VCI được đánh giá là rất lớn. Kể từ năm 2017 cho đến nay, VCI chưa có đợt phát hành tăng vốn nào.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp