Thành tích tăng điểm của thị trường Việt Nam đã vượt Nhật Bản

Với phiên diễn biến giảm điểm mạnh của thị trường Nhật Bản, thị trường Việt Nam đã có thành tích vượt qua thành tích của của NIKKEI 225, qua đó xác lập việc trở thành chỉ số mạnh nhất châu Á.

Thành tích tăng điểm của thị trường Việt Nam đã vượt Nhật Bản

Định vị thị trường

Thị trường Nhật Bản với câu chuyện nới lỏng chính sách tiền tệ đã tăng ấn tượng nhất châu Á từ đầu năm 2023. Tuy nhiên, các diễn biến chốt lời gần đây cộng những lo ngại từ trạng thái kém tích cực từ nền kinh tế Trung Quốc đã khiến thành quả bị bào mòn dần trong các tuần gần đây.

Phiên hôm nay, chỉ số NIKKEI 225 (-1,39%) đã thu hẹp thành quả từ đầu năm xuống còn 21,83%. Và khá nhiều chỉ số mạnh như KOSPI (-1,76%), TWSE (+0,37%) cũng đang chịu áp lực điều chỉnh.

indextable168a-6119.png

Tuy nhiên, VN-Index sau khi đã vượt mặt các thị trường Hàn Quốc và Đài Loan vẫn chưa xuất hiện một nhịp chỉnh đáng kể nào. Chỉ số đã vượt qua NIKKEI 225 sau khi lấy lại mốc 1.240 điểm.

Chất xúc tác

Quảng cáo

Câu chuyện tỷ giá như đã đề cập gần đây vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Hiện tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu nguội đi, tỷ giá trung tâm niêm yết tại NHNN đã áp sát mốc 24.000 VNĐ/USD vào sáng nay.

Tuy nhiên, phản ứng của thị trường với tỷ giá đã ít nhiều bị triệt tiêu sau khi sự kiện VinFast niêm yết trên NASDAQ tối qua. Trong phiên chào sàn, cổ phiếu VinFast đã tăng 68% so với giá mở cửa, giá trị vốn hóa lên đến hơn 85 tỷ USD.

Theo thống kê, giá trị giao dịch của HOSE đã lên trên mức 20.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp nhưng giá trị ròng chỉ là gần 25 tỷ đồng.

Vận động nhóm ngành

Cổ phiếu VIC đương nhiên vẫn là tâm điểm của thị trường chung và mã này lại có một phiên tăng trần lên 75.600 đồng/cổ phiếu. Giá trị giao dịch của VIC cũng đứng đầu toàn thị trường đạt gần 1.500 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của VIC là vượt trội và mã này cũng không đơn độc khi còn có thêm VHM (+1,9%) cùng các mã Ngân hàng khác như STB (+4,4%), TCB (+3,7%), VPB (+1,8%), BID (+1,1%).

Xét về tác động, nhóm Ngân hàng và Vingroup cũng lan tỏa được sự tích cực tới các mã DIG (+4,01%), VIX (+6,41%). Tuy nhiên, phần lớn các cổ phiếu Midcap và Penny đang ở trong thế giằng co và hụt thanh khoản. Các cổ phiếu như VCI (-0,35%), AAA (-1,67%), DGC (-0,92%), PVD (+0,78%), CII (+0,68%), PVT (-0,42%)… đều chỉ giao dịch trong biên độ hẹp và bị lu mờ trước sức mạnh của các Bluechips.

Độ rộng của HOSE nghiêng về sắc đỏ với 46% mã giảm giá. Thành quả của VN-Index (+0,75%) cũng kém hơn so với VN30 (+1,27%) cũng là kết quả của những diễn biến tâm lý kể trên. Chỉ số VN-Index chốt phiên tại 1.243,26 điểm (+0,75%). Tổng giá trị giao dịch của HOSE đạt 20.918 tỷ đồng.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng không thể hiện được nhiều với mức tăng lần lượt là 0,44% và 0,19%. Tổng giá trị giao dịch sàn 2 đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo Lao Động và Công Đoàn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp