Thêm thử thách từ chứng khoán thế giới, VN-Index về gần 1.270 điểm

Hàng loạt các chỉ số chứng khoán châu Á đã giảm điểm, diễn biến thị trường Việt Nam trong phiên ngày 3/4 cũng không là ngoại lệ.

Thêm thử thách từ chứng khoán thế giới, VN-Index về gần 1.270 điểm

Định vị thị trường

Bối cảnh từ chứng khoán thế giới dường như đã bớt đi sự thuận lợi trong những ngày đầu quý II/2024 khi kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất trong tháng 6/2024 trở nên không còn rõ ràng.

Ngoài ra, thông tin về sự kiện động đất mạnh nhất trong vòng 25 năm tại Đài Loan cũng tác động tới các chỉ số chứng khoán châu Á. Các chỉ số NIKKEI 225 (-0,98%), KOSPI (-1,67%) đã bị giật xuống dưới đường MA20, trong khi TWSE (-0,36%) vẫn cố gắng neo lại ở vùng đỉnh thời đại.

Chỉ số SHCMP (-0,18%) của Trung Quốc cũng tiếp tục phải kiểm tra lại cung cầu sau khi đã vượt qua đường MA200 với phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam khó tránh khỏi những tác động kể trên, khiến cho VN-Index không thể tận dụng thành công nhịp đảo chiều trong phiên ngày 2/4. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 1,21% xuống 1.271,47 điểm.

Chất xúc tác

Hoạt động bán ròng của khối ngoại và chuyển động trên hệ thống ngân hàng vẫn là 2 vấn đề liên tục được cập nhật trong giai đoạn vừa qua.

3ex-2024-04-03-7388-6615-5610.png
Phiên bán ròng thứ 17 liên tiếp của khối ngoại.

Theo ghi nhận, nhà đầu tư nước ngoài vẫn quyết liệt trong hành động rút ròng với HOSE bị bán ra hơn 1.230 tỷ đồng. Các mã VHM (-177 tỷ đồng), VNM (-157 tỷ đồng), SSI (-133 tỷ đồng) là những cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất trên HOSE.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thể hiện sự khẩn trương trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Sau khi liên tiếp phát hành tín phiếu, NHNN không chào thầu tín phiếu trong phiên hôm qua. Thay vào đó, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 15.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất vẫn giữ ở mức 4,0%. Tổng khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giữ mức 171.698,8 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 5.952,27 tỷ đồng.

Quảng cáo

Nhiều khả năng, đây là động thái can thiệp mạnh từ cơ quản lý sau khi lãi suất liên ngân hàng có sự tăng nóng trong những ngày vừa qua. Qua đó, cũng khiến cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phải có sự thận trọng trong những hành động giao dịch.

Mức khớp lệnh trên HOSE dù vẫn duy trì trên bình quân 20 phiên nhưng có sự giảm nhẹ so với phiên hôm qua, đạt 995 triệu đơn vị.

Vận động thị trường

Sau tin đồn bất lợi, cổ phiếu STB (-0,3%) đã giao dịch cân bằng hơn. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại phát đi tín hiệu khiến cho nhà đầu tư phải cảnh giác cao độ khi CTG (-2,7%), MBB (-2,4%), VIB (-2,3%), HDB (-2,1%), OCB (-2%), TPB (-1,9%), TCB (-1,8%), BID (-1,7%), ACB (-1,4%), SHB (-1,3%), VPB (-1%) đồng loạt giảm giá.

Sức ép của ngân hàng cũng đi kèm với nhiều mã lớn trong VN30 đóng cửa trong sắc đỏ như GVR (-2,8%), SSI (-2,2%), FPT (-1,6%), BCM (-1,5%), MSN (-1,5%), POW (-1,3%). Tổng cộng cả rổ VN30, 30/30 mã giảm giá.

Cả thị trường cũng buộc phải đi theo vận động của cổ phiếu lớn khi sắc đỏ bao phủ 67% số mã. Ở nhóm Bất động sản, dòng tiền ghi nhận ngay động thái chốt lời khá mạnh kéo giảm DIG (-5,4%), DXG (-3,8%), GEX (-3,7%), HDC (-3,4%), NDN (-3,3%), NTL (-3%).

Tương tự là nhóm hóa chất và dầu khí cũng ghi nhận hành động bán ra khiến CSV (-3%), PVD (-2,9%), PVT (-2,9%) giảm trên 2%. Còn PVS trên HNX cũng mất 2,1%.

Nhóm cổ phiếu năng lượng cũng không thể duy trì được hiệu ứng thông tin Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Các mã TV2 (-2,%), PC1 (-1,6%), POW (-1,3%) giảm trên 1%.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán với những kỳ vọng tích cực về kết quả kinh doanh quý I/2024 cũng bị triệt tiêu đi hầu hết những nỗ lực tăng giá của phiên sáng. Nhiều mã như SSI (-2,2%), VCI (-2,8%), HCM (-2,2%), AGR (-2,2%), ORS (-2%), VND (-1,3%) đóng cửa giảm giá dù đã có những thời điểm được kéo lên khá tốt.

Trên HNX, MBS (-2,3%), SHS (-1,9%) cũng ghi nhận chuyển động tương tự. Đáng chú ý, MBS vừa công bố BCTC quý I/2024 với lợi nhuận tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

VN-Index chốt phiên ở mức thấp nhất phiên với kết quả giảm 15,57 điểm xuống 1.271,47 điểm (-1,21%). Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 27.423 tỷ đồng.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 0,79% và 0,28%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 3.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?