Thị trường chứng khoán không xảy hiện tượng FOMO sau khi cú sụt của Chỉ số DXY

VN-Index hồi phục phiên thứ 4 liên tiếp cùng nhiều thị trường châu Á. Biên độ tăng duy trì ở mức vừa phải thay vì xuất hiện tâm lý FOMO sau khi Chỉ số DXY tụt khỏi mức 106 điểm.

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á và VN-Index cùng có 4 phiên hồi phục liên tiếp sau khi các thị trường đóng cửa. Tuy nhiên, các thị trường cũng có sự khác biệt về biên độ hồi phục.

Thị trường Nhật Bản giữ vai trò tiên phong với mức tăng từ đầu tháng 11/2023 là 5,53%. Trong khi KOSPI của Hàn Quốc cũng rất khẩn trương trong một vài phiên trở lại đây. Mức tăng của KOSPI trong phiên ngày 6/11 còn gây ra bất ngờ khi lên tới 5,66% nhờ quyết định dừng hoạt động bán khống cổ phiếu của cơ quan quản lý.

VN-Index chưa có yếu tố gây đột biến nào nên biên độ tăng của phiên ngày 6/11 chỉ là hơn 1%.

Chất xúc tác

Chỉ số DXY trong tối thứ Sáu tuần vừa qua đã tụt khỏi mốc 106 điểm và đang lùi về 105 điểm. Diễn biến này đã giúp cho áp lực tỷ giá được nới ra với kinh tế Việt Nam. Một loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm hơn 100 đồng ở cả 2 chiều mua/bán trong khi tỷ giá trung tâm cũng giảm 20 đồng xuống mức 24.064 VND/USD.

Thực tế, hành động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần vừa qua cũng cho thấy sự khởi sắc về tâm lý. Với một số phiên đan xen bơm ròng, tính chung cả tuần, NHNN chỉ hút ròng 9.850,2 tỷ đồng từ thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 203.199,2 tỷ đồng.

Mức lãi suất liên ngân hàng theo thống kê sáng nay của Refinitiv Eikon tiếp tục được giữ tại 1%.

hose-2023-11-06-4234.png

Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có động thái mua ròng 352 tỷ đồng. VHM (+27,86 tỷ đồng) đã không còn là "tội đồ" của thị trường khi được mua ròng trở lại, trong khi STB (+159 tỷ đồng), HPG (+119 tỷ đồng) được mua ròng hơn 100 tỷ đồng.

Quảng cáo
3ex-2023-11-06-222.png
Đóng góp 2 chiều mua/bán của nhà đầu tư nước ngoài là 9,1%

Vận động thị trường

Thị trường đã thể hiện sự đồng thuận từ đầu phiên sáng nay với những đóng góp của nhiều cổ phiếu VN30. Tuy nhiên, nhóm này còn xuất hiện thêm những nỗ lực tăng trong phiên ATC để neo VN-Index ở mức cao nhất phiên. Chỉ số chốt phiên tăng 12,88 điểm lên 1.089,66 điểm.

Các cổ phiếu SAB (+3,6%), BCM (+1,5%), POW (+1,4%), là những mã đóng cửa cao nhất phiên, trong khi VPB (+5,1%), SSB (+4,1%), TPB (+3,4%), STB (+3,3%), MBB (+3,2%) lại là những cổ phiếu có mức tăng tốt nhất. Trong số này, SSB có sự hồi phục khá kịp thời sau khi có một phiên giảm bất thường hơn 6%.

Ngoài ra, nhóm Vingroup cũng đã cho thấy có sự ổn định về giá với 2/3 mã tăng giá. Cả VIC và VHM đều có thành tích tăng 1,2% trong khi VRE (-1,6%) điều chỉnh nhẹ sau khi đã được quỹ ETFs hoàn tất bổ sung vào danh mục trong ngày thứ Sáu vừa qua.

Về mặt hiệu quả, nhóm Bluechips chưa hoàn toàn đem lại sự tin tưởng cho thị trường chung. Dù độ rộng của toàn HOSE lên tới gần 60% mã tăng giá nhưng điểm trừ lại xuất hiện khi khớp lệnh quay lại dưới mức bình quân 20 phiên. Thanh khoản của toàn sàn đạt 692,79 triệu đơn vị, tương đương 14.079 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến biên độ tăng giá của các cổ phiếu đều có phần chững lại tại nhóm Midcap và Penny. Phần lớn các cổ phiếu bất động sản, thép, đầu tư công, chứng khoán đều chỉ tăng dưới 2% như: DXG (+1,11%), TCH (+1,34%), PDR (+1,11%), NKG (+1,3%), CII (+0,93%), HCM (+1,48%), FTS (+1,5%).

Tất nhiên, vẫn có những trường hợp tăng trên 3% như: NHH, NLG, EVF, VCI, DGC, PNJ nhưng tần suất không xuất hiện nhiều và cũng không không đi kèm thanh khoản cao.

Bức tranh thị trường chung cho thấy, tâm lý có sự thận trọng hơn nhưng cũng là sự chuẩn bị trước khi thị trường xuất hiện "đáy" thứ 2. Hiện đang có khá nhiều kỳ vọng sẽ có sự điều chỉnh nhẹ trước khi VN-Index trở lại với xu hướng hồi phục.

vnindex611a-9108.jpg

Với trạng thái tâm lý này, cả HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều chưa vội vàng "vượt mặt" VN-Index. 2 chỉ số lần lượt tăng 0,85% và 1,06% với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.900 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?