Thị trường chứng khoán vừa trải qua đợt biến động dữ dội nhất hậu đại dịch: Nhà đầu tư học được gì?

Một tuần giao dịch đầy biến động trên Phố Wall đã kết thúc khi S&P 500 lấy lại những gì đã mất. Thế nhưng, nhà đầu tư cần rút ra bài học cho chính mình để sẵn sàng trước những biến động tiếp theo.

S&P 500 có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2022 vào đúng ngày này tuần trước. Chỉ 3 ngày sau đó, bộ chỉ số này trải qua ngày tốt nhất kể từ năm 2022 vào phiên 15/8. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống còn 3,7% vào hôm 5/8 nhưng đã tăng trở lại mức trên 4% vào cuối tuần.

Chỉ số biến độ Cboe (VIX), vốn được coi là thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall, đã tăng vọt lên 65 vào hôm 5/8 – mức cao nhất kể từ năm 2020 nhưng sau đó đã giảm xuống. Tính cả tuần, S&P 500 giảm 0,1%. Phiên giao dịch ngày 9/8 cũng diễn ra bình lặng.

Tim Hayes, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại Ned Davis Research, cho rằng những biến động trong tuần không phản ánh điều gì quá tồi tệ. Ngược lại, việc các chỉ số chính đều phục hồi trở lại cho thấy một sự bền vững.

Quảng cáo

Với chứng khoán S&P 500 vẫn đang ở trên mức trung bình động 200 ngày - một dấu hiệu tốt với các nhà đầu tư thích dựa vào biểu đồ. Trong khi đó, trên thị trường chái phiếu, sự biến động của lãi suất dường nhưng không làm các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp tốt tỏ ra sợ hãi.

Và không chỉ chứng khoán Mỹ, chứng khoán toàn cầu cũng đang phản ánh một câu chuyện tương tự. Nikkei trải qua phiên đầu tuần với mức giảm chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Chỉ riêng hôm 5/8, Nikkei đã giảm 12,4%. Tuy nhiên, kết thúc tuần, chỉ số này chỉ còn giảm chưa tới 3% nhờ những phiên tăng ngoạn mục.

“Đó là một cú sập theo phong cách của năm 1987. Tuy nhiên, động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không làm thay đổi triển vọng cơ bản của các nhà đầu tư với doanh nghiệp ở Nhật Bản”, Jeremy Schwartz, chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại WisdomTree, chia sẻ. Tuy nhiên, điểm đáng lo là những gì vốn là động lực cho cú tăng của chứng khoán Nhật Bản dường như đã cạn kiệt.

Peter Berezin, chiến lược gia toàn cầu trưởng tại BCA Research, không tỏ ra lạc quan với những gì sắp xảy ra. Theo Berezin, đà phục hồi có thể tiếp tục trong khoảng một tuần nữa nhưng các cổ phiếu có thể tiếp tục giảm. Những câu chuyện xoay quanh cổ phiếu công nghệ liên quan tới AI nói riêng hay triển vọng kinh tế toàn cầu nói chung đứng trước viễn cảnh tệ đi hơn là tốt lên.

Một số người khác cảnh báo những vấn đề gây ra cú sập tuần trước chưa biến mất, chẳng hạn như việc hủy bỏ các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) với đồng yên vẫn chưa kết thúc. Trong tuần tới, những yếu tố đó có thể kết hợp với giai đoạn thị trường vốn thường không mạnh và những biến động tiềm năng từ cuộc đua vào Nhà Trắng.

Tham khảo: CNBC

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày