Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 13 điểm

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 13 điểm

Trong ngày thanh khoản tăng đột biến, thị trường mở cửa trong sắc xanh và duy trì trong phần lớn thời gian phiên giao dịch. Đáng chú ý, đến khoảng 14h, chỉ số VN-Index tăng mạnh nhất trong ngày, đạt hơn 9 điểm, vượt ngưỡng 1.290 điểm.

Thế nhưng ngay sau đó, đà bán chốt lời mạnh của các nhà đầu tư đã khiến chỉ số VN-Index lao dốc mạnh, “bốc hơi” liền hơn 30 điểm. Những điều chỉnh trong gần 30 phút cuối phiên, chỉ giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm xuống còn gần 13 điểm.

Kết phiên 17/7, chỉ số VN-Index giảm 12,52%, xuống 1.268,66 điểm. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 4,01 điểm, xuống 240,9 điểm. Tương tự, tại sàn UPCoM-Index giảm 0,98 điểm, xuống 97,27 điểm.

Thanh khoản của thị trường tăng kỷ lục đạt gần 33.500 tỷ đồng, tăng hơn 14.500 tỷ đồng so với phiên trước. Riêng sàn HoSE thanh khoản đạt hơn 29.300 tỷ đồng.

Hôm nay, ngoại trừ nhóm ngân hàng, tất cả các nhóm ngành còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

Ngoại trừ nhóm ngân hàng, các nhóm ngành còn lại đều chìm trong sắc đỏ trong phiên 17/7.
Quảng cáo

Tại sàn HoSE, sắc đỏ chiếm ưu thế tuyệt đối, với cổ phiếu giảm giá gấp hơn 5 lần cổ phiếu tăng. Cụ thể, có 307 mã giảm giá (gồm 26 mã giảm sàn) so với 60 mã tăng giá (gồm 2 mã tăng trần).

Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index đều thuộc nhóm ngân hàng. Tăng 4,41% lên 23.700 đồng, cổ phiếu TCB của ngân hàng Tecombank dẫn đầu nhóm kéo chỉ số chính VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu MBB, BID, CTG, ACB, HDB, LPB, STB, NAB, VIB.

Ngược lại, nằm sàn giảm 6,94% xuống 35.550 đồng, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dẫn đầu nhóm gây áp lực lên chỉ số VN-Index. Theo sau là cổ phiếu VHN của Vietnam Airlines, giảm 6,88% xuống 29.100 đồng/cổ phiểu. Đây là phiên giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp của mã cổ phiếu hàng không này.

Tiếp đó, là các cổ phiếu blulechip như MSN, FPT, VHM, PLX, SAB, POW, VIC, HPG, VIB.

Các cổ phiếu nằm sàn trong phiên giao dịch hôm nay ngoại trừ cổ phiếu GVR và HVN kể trên, còn có loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn và vừa như POW -6,71%, VOS -7%, DIG -6,84%, TCH -6,86%, LJC – 6,69%, …

Ngoài ra, một loạt cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa trên thị trường giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay như cổ phiếu DCM -5,37%, DPM -4,99%, CMG -6,33%, HAH -4,17%, VSC -5,58%, PDR -6,47%, HDG -4,73%, NLG -4,55%, NVL -3,97%, ….

Trong ngày thị trường rực lửa, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại với giá trị hơn 550 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động với giá trị hơn 162 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VCB (137,06 tỷ đồng), cổ phiếu FPT (111.75 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (101,72 tỷ đồng), cổ phiếu BID (95,65 tỷ đồng), …

Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh cổ phiếu MSN của Masan với giá trị hơn 104 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VHM (44,93 tỷ đồng), cổ phiếu VND (41,16 tỷ đồng), cổ phiếu VPB (35,4 tỷ đồng), cổ phiếu CTR (31,27 tỷ đồng), …

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Vàng nhẫn phá kỷ lục, tăng giá vượt 84,1 triệu đồng/lượng

Hôm nay (17/10), giá vàng SJC tạm đứng giá sau khi tăng mạnh tổng 1,5 triệu đồng/lượng kể từ đầu tuần. Tuy nhiên với vàng nhẫn - mặt hàng nhạy cảm hơn với giá vàng thế giới tiếp tục tăng giá, phá vỡ kỷ lục cũ khi vượt 84,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tăng vọt sáng 16/10 Giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức 86 triệu đồng/lượng

Giá nhà ở tiếp tục neo cao và chưa có dấu hiệu dừng lại

Mức tăng kỷ lục, giá vẫn neo ở mức cao… Đây là đánh giá của các chuyên gia về nhà ở tại buổi Báo cáo thị trường Bất động sản Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa tổ chức.

Giá nhà liên tục tăng cao, đâu là giải pháp để đảm bảo đủ nhà cho người dân đô thị? Hơn 41.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong hai tháng đầu năm 2024