Thử thách sự kiên nhẫn của nhà đầu tư, VN-Index để mất mốc 1.100 điểm

Những dao động đi ngang đang lặp lại liên tục trong 1 tháng trở lại đây. Kể cả sau phiên hôm qua, chỉ số lấy lại mốc 1.100 điểm cũng không mang nhiều ý nghĩa khích lệ. Trong phiên hôm nay (ngày 30/11), VN-Index lại dễ dàng quay đầu giảm điểm khỏi mốc này.

Thử thách sự kiên nhẫn của nhà đầu tư, VN-Index để mất mốc 1.100 điểm

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm bất chấp số liệu PMI sản xuất của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong tháng 11 xuống 49,4 điểm, kém hơn so với kỳ vọng trong cuộc khảo sát của Reuters là 49,7 điểm. Các chỉ số SHCMP (+0,26%), NIKKEI 225 (+0,5%), HSI (+0,29%), TWSE (+0,36%), KOSPI (+0,61%), KLCI (+0,04%) đều có biên độ tăng dưới 1%.

VN-Index không lệch khỏi xu hướng chung nhưng chỉ số cũng đang loay hoay với trạng thái lình xình. Mốc 1.100 điểm lại bị đánh mất trong phiên hôm nay.

Chất xúc tác

Các biến số như tỷ giá, chính sách tiền tệ đang thuận lợi cho thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Tỷ giá trung tâm đã giảm xuống 23.891 VND/USD, còn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng liên tục bơm ròng trở lại thị trường. Trong phiên hôm qua, có 7.700 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn qua đó, NHNN bơm ròng 7.700 tỷ đồng ra thị trường, đưa số tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 32.099,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo công bố của Tổng cục Thống kê, số liệu CPI cho thấy sự kiểm soát tốt của lạm phát. Chỉ số CPI tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quảng cáo
3ex-2023-11-30-1939.png

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn. Tổng giá trị bán ròng đạt 507 tỷ đồng, với: VNM (-104,1 tỷ đồng), FUESSVFL (-91,2 tỷ đồng), MSN (-79,9 tỷ đồng), HPG (-63,4 tỷ đồng), VIC (-54,9 tỷ đồng) là những cổ phiếu bị rút ra nhiều nhất.

hose-2023-11-30-8951.png

Vận động thị trường

Thực tế, VN-Index giữ được mốc 1.100 điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Chỉ từ sau 13h30, chỉ số mới tuột dốc do áp lực từ các cổ phiếu lớn. Một loạt các mã vốn hóa lớn như: VRE (-4,7%), VJC (-4,5%), MSN (-3,8%), PLX (-2%), SSB (-2%), VIC (-1,9%), GAS (-1,7%), đã bị ép trong phiên ATC khiến giá giảm khá mạnh.

Nếu như VHM không chỉ đảo chiều trong phiên ATC thì VN-Index có thể còn trượt sâu hơn. Chốt phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,67 điểm xuống 1.094,13 điểm (-0,79%). Thanh khoản sàn đạt 723,48 triệu đơn vị, tương đương 14.670 tỷ đồng.

Cả thị trường vẫn đang trong một vòng lặp với ưu tiên dành cho hoạt động lướt sóng. Độ rộng của HOSE đạt 61% mã giảm, bao gồm nhiều nhóm ngành: Chứng khoán, thép, bất động sản, đầu tư công đều giảm giá.

Nhóm tiêu dùng, bán lẻ cho thấy hiệu ứng từ chính sách giảm thuế VAT 2% không thể duy trì được hiệu ứng. DGW (-1,9%), PET (-3,2%), MWG (-0,8%), KDC (-5,67%) đều không thể hiện được sức đề kháng.

Hai chỉ số còn lại cũng đều giảm điểm trở lại. HNX-Index giảm 0,39% xuống 226,15 điểm. Thanh khoản đạt 99,34 triệu đơn vị, tương đương 2.020 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index giảm 0,06% xuống 84,99 điểm với thanh khoản đạt 26,69 triệu đơn vị, tương đương 392,98 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường ngày 05/10: Dầu tăng hơn 9% trong tuần, vàng giảm, ca cao giảm 15%

Chốt phiên giao dịch ngày 04/10/2024, dầu tiếp tục tăng, chạm mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm do nguy cơ chiến tranh Trung Đông.Vàng giảm khi dữ liệu việc làm của Mỹ mạnh hơn thu hẹp hy vọng cắt giảm lãi suất lớn của Fed. Giá đồng tăng do dữ

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa”