Tình trạng thiếu điện sẽ không căng thẳng như năm 2023, triển vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn

Sau năm 2023, tình trạng căng thẳng về nguồn cung điện ở miền Bắc có thể bớt áp lực hơn. Bức tranh ngành cũng trở nên tươi sáng hơn với những quyết tâm tháo gỡ từ Chính phủ.

Tình trạng thiếu điện sẽ không căng thẳng như năm 2023, triển vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn

Tình trạng thiếu điện có thể sẽ không căng thẳng như năm 2023

Đầu tháng 12/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3110 đặt kế hoạch cung cấp 306 kWh (+9%) sản lượng điện thương phẩm cho năm 2024. Đây là kế hoạch khá tham vọng do cơ quan quản lý chịu áp lực phải cung cấp đủ điện trong năm nay.

Bà Đinh Thị Thùy Dương, Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phân tích Chứng khoán Vietcap cho rằng con số này đủ đáp ứng nhu cầu điện vào năm 2024 nhưng dựa trên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6,5%, mức tăng trưởng hợp lý của tiêu thụ điện dự báo tăng 7,7%.

Về kế hoạch huy động, Bộ Công Thương có thể huy động sản lượng điện lớn hơn đáng kể từ các nhà máy điện than (+25%) trong khi dự kiến mức huy động thấp hơn từ điện khí (-14%) và thủy điện (-1%) cũng như mức sản lượng điện huy động gần như đi ngang từ năng lượng tái tạo.

Trong kịch bản kém quan nhất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo khả năng thiếu điện trong tháng 6-7/2024 ở miền Bắc dao động từ 420-1.770 MW, chỉ tương đương 1/3 lượng điện thiếu hụt trong tháng 5-6/2023.

screenshot-2024-03-27-213412-9699-6087.png

Cùng với đó, điều kiện thời tiết El Nino dự kiến có thể chỉ chiếm ưu thế cho đến cuối quý I/2024 với xác suất xảy ra dao động từ 75%-100% trong tháng 1-3/2024. Theo dự báo thời tiết tháng 2/2024 của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Khí hậu và Xã hội (IRICS), khả năng El Nino sẽ giảm đáng kể sau đó, nhường cho điều kiện thời tiết trung tính.

Vietcap dự báo giá thị trường điện (CGM) tăng 11% trong năm 2024, đạt 1.551 đồng/kWh trong khi đó, chi phí nguyên liệu của điện khí sẽ tăng 5% còn chi phí than của các máy điện than sẽ giảm 6%, khiến điện than có chi phí cạnh tranh hơn so với điện khí.

Quảng cáo

Trên thị trường bán lẻ, Vietcap kỳ vọng giá điện bán lẻ sẽ tăng 7%/10% trong năm 2024/2025. Mức tăng này là cần thiết để giúp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hòa vốn sau khi khoản lỗ lũy kế lớn trong giai đoạn 2022-2023.

Cũng cần lưu ý tới, quyết định mới nhất cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng sẽ giúp cho bức tranh ngành điện có những tín hiệu tươi sáng hơn.

screenshot-2024-03-27-213502-4601-499.png
Hiện giá điện các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 38% so với giá trung bình Đông Nam Á, cho thấy tiềm năng tăng giá điện trong những năm tới.

Ngành điện tập trung cao độ cho dự án 500 kW mạch 3 và sự chuẩn bị cho hướng dẫn Quy hoạch điện VIII

Chính phủ cũng đang thúc đẩy đường dây 500 kv mạch 3 đi vào hoạt động giữa năm 2024. Đường dây này (từ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến Phố Nối, tỉnh Hưng Yên) sẽ nâng công suất truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc từ 2.200 MW hiện nay lên 5.000 MW.

2 doanh nghiệp xây lắp điện là TV2 và PC1 là những công ty sẽ hưởng lợi từ dự án lớn của Chính phủ trong đó PC1 có thể sẽ trúng thầu thêm các gói thầu mới.

screenshot-2024-03-27-214956-7934-9243.png
Định giá của Vietcap về một số doanh nghiệp ngành Điện.

Dù vậy, tiến độ hoàn thành có thể sẽ có sự không đồng đều giữa các dự án thành phần. Cụ thể, 2 đoạn có thể hoàn thành vào tháng 6/2024 là Nam Định-Thanh Hóa, Quỳnh Lưu-Thanh Hóa. 2 dự án thành phần còn lại có thể tới cuối năm 2024 mới hoàn tất.

Cùng với đó, câu chuyện về triển khai Quy hoạch điện (QHĐ) VIII cũng đang được kỳ vọng tích cực với việc hướng dẫn sẽ được ban hành vào năm 2024. Dự thảo mới nhất (tháng 11/2023) về kế hoạch các nhà máy điện chạy bằng LNG 3&4 của PV POWER (tổng công suất 1.500 MW) sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024-2025. Ngoài ra, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đưa các nhà máy điện khí Ô Môn 2,3 &4 (tổng công suất 3.150 MW và sử dụng khí từ các mỏ khí Lô B) đi vào hoạt động vào năm 2027.

Dự thảo kế hoạch triển khai QHĐ VIII cũng quy định công suất điện mặt trời và điện gió theo quy hoạch cho từng tỉnh và khu vực đến năm 2030.

Kỳ vọng cơ chế giá trần cho năng lượng tái tạo được ban hành trong nửa cuối năm 2024, từ đó tạo động lực cho các nhà đầu tư gia tăng đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo. Với mức giá mới kỳ vọng cao hơn 5% so với giá của các dự án điện chuyển tiếp, VCI ước tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của các dự án năng lượng tái tạo sẽ đạt khoảng 10-12%, tương đương với IRR của các nguồn điện truyền thống.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?