Vẫn bỏ lỡ nhịp tăng cùng khu vực, thị trường chứng khoán phải thích ứng với "nhiễu"của phiên cơ cấu ETFs

Các sự kiện gây "nhiễu" cho thị trường đang lần lượt xuất hiện. Phiên hôm nay (15/12), thị trường tiếp tục bị cầm chân do các quỹ ETFs phải hoàn tất hoạt động cơ cấu danh mục khiến nhiều Bluechips kéo chỉ số giảm điểm tiếp.

Định vị thị trường

Liều thuốc tâm lý từ cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn giúp sức cho hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm. Chỉ số NIKKEI 225 đã tăng 0,87% sau khi bị chốt lời nhẹ ở phiên hôm qua trong khi SET (+0,9%), HSI (+2,46%), KLCI (+0,43%), TWII (+0,12%) cũng duy trì được đà tăng.

screenshot-2023-12-15-154410-167-7580-6307.png
Chỉ số KOSPI duy trì nỗ lực bứt phá khỏi MA200 trong phiên thứ 2 liên tiếp.

Còn chỉ số KOSPI với những vận động tích lũy quanh MA200 tương đồng với VN-Index trong các tuần trước vẫn tiếp tục bứt phá khỏi ngưỡng này để có phiên tăng 0,76%.

Tuy nhiên, VN-Index chưa thể thoát khỏi việc bị cầm chân dưới MA200 khi ám ảnh tâm lý từ các hoạt động cơ cấu ETFs lẫn đáo hạn phái sinh tuần tới vẫn quá lớn.

Chất xúc tác

Như đã đề cập, chỉ số DXY đo lường sức mạnh của đồng Dollar đang rơi khá nhanh sau khi các tín hiệu phát đi của FED cho thấy sự kết thúc của chính sách thắt chặt tiền tệ. Hiện, chỉ số DXY đã thủng tiếp mốc 102 điểm và tỷ giá trung tâm trong nước cũng phản ứng sát hơn khi giảm xuống 23.882 VND/USD.

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng phản ánh sự dồi dào về thanh khoản, lãi suất của kỳ hạn có quy mô lớn nhất là qua đêm đang giữ ở sát mức thấp nhất 52 tuần, đạt 0,2%.

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thể tận dụng được sự thuận lợi này để kích hoạt một đợt tăng tương tự giai đoạn quý II&III năm nay. Nhà đầu tư đang tỏ ra quá thận trọng do phiên hôm nay sẽ diễn ra hoạt động cơ cấu ETFs và thứ Năm tuần tới có phiên đáo hạn phái sinh.

Khớp lệnh của HOSE có phiên thứ 2 liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên, chỉ đạt 684,5 triệu đơn vị. Tổng khối lượng giao dịch của sàn cũng chỉ đạt 749,83 triệu đơn vị, tương đương 15.885 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng đóng góp của tiền nội hụt sâu xuống chỉ còn 80%.

3ex-2023-12-15-3710-5096-484.png
Quảng cáo

Nguyên nhân chủ đạo do 2 quỹ ETFs buộc phải hoàn tất việc cơ cấu danh mục. Họ đã bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng, qua đó có phiên thứ 13 liên tiếp.

hose-2023-12-15-5690-9783-2276-3769.png

Các mã HPG (-287 tỷ đồng), SSI (-177 tỷ đồng), DGC (-137 tỷ đồng), VCB (-134 tỷ đồng), FUEVFVND (-104 tỷ đồng) ghi nhận áp lực bán ròng lớn nhất, trong khi NVL (+115,4 tỷ đồng) được mua mạnh nhất do được thêm mới vào rổ chỉ số FTSE Vietnam Index.

screenshot-2023-12-15-154230-688-4933-31.png

Vận động thị trường

Trong 5 mã bị khối ngoại bán mạnh nhất kể trên chỉ có duy nhất FUEVFVND (+0,12%) tăng giá trong khi sắc đỏ đều xuất hiện ở 4 mã còn lại. VCB (-2,61%) giảm mạnh nhất kế đến là DGC (-1,79%) và HPG (-0,92%), SSI (-0,62%).

screenshot-2023-12-15-154316-2039-3782-1674.png

Ngoài ra MSN (-3,08%) cũng là cổ phiếu giảm sâu, gây tác động lên chỉ số chung. Các mã này đã kéo VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, mất 7,83 điểm (-0,71%) xuống 1.102,3 điểm. Độ rộng của HOSE đạt 57% mã giảm.

Tuy nhiên, xét về biên độ các cổ phiếu nói chung, tâm lý giao dịch không cho thấy sự tiêu cực xuất hiện. Các mã giảm như: KBC (-0,97%), PVD (-0,74%), NLG (-0,42%), CII (-0,9%), PNJ (-0,5%), SZC (-0,12%), KDH (-0,98%), điều chỉnh không đáng kể.

Nhóm chứng khoán vẫn ghi nhận VND (+1,63%), HCM (+2,44%), VIX (+0,3%), FTS (+1,19%) đóng cửa trong sắc xanh. Cùng với đó là các mã DGC (+1,6%), NKG (+1,97%), DGW (+1,81%) đã thể hiện sự phản kháng trước vận động chung.

Sự kiện gây "nhiễu" cho thị trường có thể chưa được loại bỏ hết khi vào thứ Năm tuần sau sẽ có phiên đáo hạn phái sinh nhưng cho đến lúc này, thị trường vẫn đang duy trì trạng thái tích lũy ở mức chấp nhận được.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa cũng đều có biên độ hẹp, lần lượt giảm 0,09% và 0,2%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1