Vì sao Dragon Capital tự tin cho rằng chứng khoán Việt Nam sẽ khó giảm thêm?

Nhóm phân tích lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đạt 16 - 18% vào năm 2025

VN-Index giảm 1,8% trong tháng 10 và tăng 11,9% từ đầu năm đến nay, áp lực khối ngoại bán ròng, hoạt động chốt lời trong nước và chỉ số đo lường giá trị đồng USD (DXY) tăng lên.

Khối ngoại tiếp tục rút khỏi thị trường Việt Nam, với tổng giá trị
đến 388,8 triệu USD trong tháng 10 và 3 tỷ USD luỹ kế từ đầu
năm đến nay, mặc dù Thông tư 68 đã được triển khai vào tháng 11.

Trong báo cáo mới cập nhật, Dragon Capital nhận định đồng USD tăng mạnh trong tháng 10 do kỳ vọng những thay đổi chính sách trong nhiệm kỳ mới của ông Trump, đều này có thể khiến lạm phát kỳ vọng cao hơn dự kiến, gây áp lực lên đồng tiền tại các thị trường mới nổi, khiến đồng VND giảm 2,9%.

Tổng tiền gửi bằng USD trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giảm từ 42 tỷ USD năm 2022 xuống còn 39,5 tỷ USD năm 2024. Dự trữ ngoại hối cũng giảm hơn 20 tỷ USD từ mức đỉnh 110 tỷ USD. Đồng thời, khoản trái phiếu quốc tế trị giá 1,1 tỷ USD sắp đáo hạn, cùng với việc doanh nghiệp và người dân gia tăng nắm giữ đồng USD đã tạo áp lực ngắn hạn.

Quảng cáo

Theo Dragon Capital, khi chính quyền mới của ông Trump chính thức đi vào hoạt động có thể dẫn đến một số thay đổi cho kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, đặt ra hai kịch bản cho Việt Nam:

Thứ nhất, Mỹ tăng cường các biện pháp bảo hộ và áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu Mỹ áp dụng chủ nghĩa bảo hộ cực đoan, làm giảm khối lượng thương mại toàn cầu và tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, tổng hiện đạt 400 tỷ USD, trong đó gần 100 tỷ USD là sang Mỹ.

Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm 0,9 - 1,1%, xuống gần 6,0% và lợi nhuận doanh nghiệp có thể giảm từ mức hiện tại 16% - 18% xuống còn 5% - 9%.

Thứ hai, khả năng cao hơn, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhờ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác trong khu vực để giảm sự phụ thuộc. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, ước tính đạt mức 6,5% - 7,0% vào năm 2025. Nhóm phân tích cho rằng triển vọng kinh tế và thương mại của Việt Nam vẫn duy trì sự tích cực, được hỗ trợ bởi định hướng tăng trưởng của Chính phủ.

Ở chiều ngược lại, Dragon Capital đánh giá đồng USD mạnh lên có thể kéo dài việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi để chuyển về Mỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận quý 3 của Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực, trong đó 80 công ty thuộc phạm vi nghiên cứu ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả này cho thấy khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam và củng cố kỳ vọng tăng trưởng 16 - 18% vào năm 2025. Với việc nhóm 80 công ty này đang giao dịch ở mức P/E dự phóng là 11,6 lần so với mức trung bình 13,9 lần trong 5 năm qua, Dragon Capital cho rằng khả năng giảm thêm là không cao, một phần nhờ vào quan điểm tích cực của các nhà đầu tư trong nước.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Cổ phiếu bluechip dẫn dắt thị trường, VN-Index vượt mốc 1.330 điểm

Trong ngày nhóm các cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư “gom” đột biến, trần và cận trần giúp dẫn dắt thị trường “thăng hoa”, chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 8 điểm, vượt mốc 1.330 điểm.

Cổ phiếu POW được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 5 điểm Cổ phiếu FPT tiếp tục bị bán tháo mạnh, VN-Index “bốc hơi” thêm hơn 6 điểm

Chứng khoán giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Tiên Phong tiếp tục bị “xả” mạnh

Nhà đầu tư tiếp đà chốt lời trên diện rộng, khiến thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ và VN-Index “bốc hơi” hơn 2 điểm. Cổ phiếu TPB của ngân hàng TPBank tiếp tục bị nhà đầu tư “xả” mạnh, giảm 2,96%, trong khi cổ phiếu ORS có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp.

Cổ phiếu POW được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 5 điểm Cổ phiếu FPT tiếp tục bị bán tháo mạnh, VN-Index “bốc hơi” thêm hơn 6 điểm