Vì sao tín dụng bất ngờ tăng trưởng âm trong tháng 7?

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng yếu phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối.

Thông tin tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, tổ chức mới đây, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, mặc dù toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của các tổ chức tín dụng (TCTD), song tín dụng nền kinh tế 7 tháng đầu năm vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022, chưa bằng một nửa so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước (9,42%). Còn so với con số tăng trưởng tính đến thời điểm cuối tháng 6/2023 (4,73%), tín dụng tháng 7 đã tăng trưởng âm.

Điều này, theo lãnh đạo NHNN, đang phản ánh về khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối.

Cụ thể, các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19, lại kết hợp bị ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn giảm sút.

“Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực, như xuất khẩu tháng 7 tăng 2,1% so với tháng 6, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 3,9%..., song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm nên tín dụng đến cuối tháng 7 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước”, bà Giang cho biết.

Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh việc một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu minh bạch.

Quảng cáo

Một yếu tố quan trọng khác khiến tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm không mấy khả quan chính là do tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản.

Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, hiện tín dụng bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung; trong đó dư nợ kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng (17,41%) vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%) nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm đến 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,12%. Đây cũng là năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, trước đó, cuối năm 2022 đã tăng tới 31,01%.

“Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại”, bà Giang nói.

Song song, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 6/2022 là 1,53%, tháng 6/2023 là 2,47%).

Ngoài ra, sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...); TCTD rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Theo Lao Động và Công Đoàn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index mất mốc 1.270 điểm, cổ phiếu Kido (KDC) tiếp đà “bay cao”

Đà bán áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư, chỉ số chính VN-Index “bốc hơi” hơn 3 điểm, mất mốc 1.270 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn Kido (Kido) tiếp đà “bay cao”, …

Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

VN-Index ngắt chuỗi tăng điểm, cổ phiếu HDB, FPT, BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh

Đà bán tháo ở cuối phiên chiều khiến chỉ số chính VN-Index giảm gần 2 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu FPT, cổ phiếu BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh, …

Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cổ phiếu ngành nhựa “thăng hoa” trong ngày VN-Index rơi xuống mốc 1.240 điểm Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm