Vì sao tỷ giá USD/VND đột ngột tăng?

Những biến động tăng đột biến của tỷ giá USD/VND gần đây chỉ mang tính chất ngắn hạn. Có nhiều cơ sở để có thể tin tưởng vào việc tỷ giá sẽ ổn định trở lại trong thời gian sắp tới.

Vì sao tỷ giá USD/VND đột ngột tăng?

Tâm điểm của thị trường tài chính trong nước trong những ngày vừa qua là những biến động trên thị trường ngoại hối.

Sau quý 2 tương đối ‘yên ả’ khi cặp tỷ giá USD/VND dao động trong vùng giá tương đối ổn định, thì ngay trong nửa đầu tháng 8, thị trường đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cặp tỷ giá.

Cụ thể, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh từ mức giá 23.700 - 23.750 VND/USD lên mức 23.950 - 24.000 USD/VND, tương đương với mức mất giá 1,2% của VND và là mức tăng là mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.

Biên độ giao dịch trong phiên của cặp tỷ giá cũng chứng kiến những bước tăng mạnh mẽ cả về bước giá cũng như độ rộng của biên độ giữa giá mua và giá bán.

ngo-dang-khoa-2-150.jpg

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam

Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ giá trung tâm cũng được đặt lên mức cao nhất từ trước tới nay là 23,951 vào ngày 17/8. Điều đó phần nào cũng phản ánh những áp lực của tỷ giá trong những ngày vừa qua.

Lý giải cho đà tăng của tỷ giá, nguyên nhân chính phần lớn đến từ những biến động trên thị trường quốc tế. Với những lo ngại về lạm phát của Mỹ chưa hạ nhiệt nhanh như kì vọng trong khi các số liệu kinh tế khác của Mỹ vẫn không cho thấy dấu hiệu suy thoái, mặt bằng lãi suất của Mỹ đã tăng trở lại trong tuần vừa qua, chỉ số USD index cũng tăng trở lại.

Ở phía ngược lại, đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc lại cho thấy những dấu hiệu chậm lại đáng kể của đà hồi phục kinh tế sau mở cửa, khiến đồng Nhân Dân Tệ (CNY) đã mất giá mạnh trong tuần vừa qua.

Tương tự, đà mất giá của CNY cùng sự mạnh lên của đồng bạc xanh đã khiến những ngoại tệ khác trong khu vực cũng mất giá đáng kể. Đứng trước xu hướng đó, VND cũng không phải là ngoại lệ.

Quảng cáo

Ở phương diện trong nước, sự đối lập về chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân tạo áp lực chung cho tỷ giá trong nước.

Tăng trưởng trong nước chậm lại, lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng và sự ổn định của thị trường ngoại hối trong những tháng đầu năm đã cho thấy ưu tiên chính sách của Việt Nam tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng.

Điều này hoàn toàn trái ngược với Mỹ, nơi số liệu kinh tế vẫn tích cực và lạm phát cơ bản chưa hạ nhiệt về mức mục tiêu đã khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn duy trì xu hướng thắt chặt.

Trong bối cảnh NHTW Mỹ vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất của mình thì ở phía ngược lại, NHNN là một trong những NHTW đầu tiên ở châu Á đã cắt lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Tính từ đầu năm, NHNN đã tổng cộng 4 lần hạ lãi suất điều hành, đưa mức chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ lên mức kỷ lục từ trước tới nay. Sự chênh lệch lãi suất cũng là một yếu tố tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến tỷ giá bật tăng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đánh giá về xu hướng tỷ giá trong thời gian sắp tới, chúng tôi đánh giá những biến động tăng đột biến của tỷ giá USD/VND chỉ mang tính chất ngắn hạn. Mặc dù những áp lực hiện hữu lên tỷ giá kể trên là tương đối rõ ràng, trong trung và dài hạn VND vẫn có khả năng tăng giá trở lại, cụ thể:

Thứ nhất, trên thị trường quốc tế đồng USD được dự báo sẽ suy yếu trở lại trong những tháng cuối năm trong bối cảnh FED đã đạt tới gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Thứ hai, những yếu tố nội tại của Việt Nam vẫn đưa ra những dấu hiệu tích cực. Mặc dù thương mại chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong 7 tháng đầu năm vẫn ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng ổn định, với mức vốn thực hiện trong 7 tháng đầu năm ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, những nỗ lực của Chính phủ để hỗ trợ hồi phục kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá trên diện rộng cũng có thể giúp xây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác, cũng như tạo ra kết quả tích cực. Đây là những cơ sở để có thể tin tưởng vào việc tỷ giá sẽ ổn định trở lại trong thời gian sắp tới.

Do đó, nhóm Nghiên cứu của HSBC giữ nguyên dự báo mức tỷ giá bình quân 23.450 VND/USD vào cuối quý III/2023 và 23.350 vào cuối năm nay.

(*) Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh

Vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới, trên 3.200 USD/ounce khi mối lo ngại về tác động của thuế quan đối với nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới Giá vàng phục hồi, vàng SJC vượt 100 triệu đồng mỗi lượng

Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán giao dịch “bùng nổ” với gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, gồm 328 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, chỉ có 7 mã cổ phiếu giảm giá (gồm 1 mã giảm sàn) hầu hết ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện, VN-Index vẫn “bốc hơi” gần 20 điểm VN-Index tiếp tục giảm hơn 6%, chứng khoán Việt Nam mất gần 1,1 triệu tỷ vốn hóa chỉ sau 3 phiên

Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau

Phiên sáng ngày 10/4, giá vàng trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới, với giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng và vàng miếng áp sát theo sau (103,9 triệu đồng/lượng), cùng tăng khoảng 2 triệu đồng/lượng so với phiê

Giá vàng SJC đi ngang, vàng nhẫn điều chỉnh nhẹ Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, Hang Seng giảm gần 10% đầu phiên, Nikkei 225 chạm đáy 18 tháng

Đà bán tháo tại các thị trường châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục kéo dài sang tuần mới. Nỗi lo thương chiến toàn cầu bắt nguồn từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro.

Chứng khoán giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Tiên Phong tiếp tục bị “xả” mạnh Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm

Tại sao xu hướng người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà?

Những năm gần đây, giá bất động sản tại các thành phố lớn liên tục tăng cao và vượt xa tốc độ tăng thu nhập, khiến ngày càng nhiều người – đặc biệt là giới trẻ – có xu hướng cân nhắc việc thuê nhà thay vì mua nhà.

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Ngân hàng “chắp cánh ước mơ” mua nhà cho giới trẻ

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục