VIC và VHM lại bị 'đạp', VN-Index giảm tiếp hơn 14 điểm

Điểm số đánh mất của thị trường còn gấp đôi phiên hôm qua. Nguyên nhân đến chủ yếu từ cặp đôi VIC và VHM vẫn tỏ ra kém ổn định dẫn đến bị bán mạnh trong phiên chiều.

Định vị thị trường

Biến số gây ra giảm điểm không đến từ vận động của thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số NIKKEI 225 (+1,52%) dẫn đầu về đà tăng, đồng thời củng cố vị thế dẫn dắt của thị trường mạnh nhất châu Á. Trạng thái của chứng khoán Nhật Bản hiện đã về lại gần đỉnh thời đại được thiết lập vào đầu tháng 7/2023.

Còn các chỉ số TWSE (+0,05%), KOSPI (+1,51%) cũng đều tăng điểm khá tốt hoàn toàn trái ngược với VN-Index.

Chất xúc tác

Nhà đầu tư trong nước đóng vai trò chủ đạo khiến thị trường giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 14/9. Đóng góp của dòng tiền nội lên tới gần 95% còn khối ngoại chỉ đóng góp 5% về giao dịch.

Sự lo lắng về tỷ giá vẫn chưa thể tháo gỡ khi tỷ trung tâm ngày 14/9 được Ngân hàng Nhà nước công bốt lại vượt ngưỡng 24.000 VND/USD, đạt 24.013 VND/USD. Ngoài ra, các yếu tố tâm lý ngắn hạn cùng với sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 9/2023 sẽ diễn ra vào tuần sau đã khiến cho VN-Index chịu thêm rung lắc khá lớn.

khoingoai149a-3599.png

Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại không quá vội vàng rút tiền thêm. Sau một phiên bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên HOSE, khối ngoại đã giảm quy mô bán ròng xuống còn hơn 200 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

hose-2023-09-14-33.png

Khối ngoại bán ra mạnh nhất VHM (-90 tỷ đồng), HPG (-73 tỷ đồng), VIC (-59 tỷ đồng), trong khi mua vào VNM (+100 tỷ đồng), KBC (+92 tỷ đồng).

Quảng cáo

Vận động thị trường

Thói quen bán ròng của khối ngoại vào phiên chiều chưa thay đổi với VHM và VIC nhưng không thể quy hết trách nhiệm cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, VIC giao dịch lên tới 1.529 tỷ đồng, đứng đầu toàn thị trường còn VHM là 587 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nội vẫn hoàn toàn nắm quyền chủ động ở VIC và VHM nhưng các nỗ lực cân bằng là yếu ớt và thậm chí có phần buông xuôi để giá giảm. VIC (-6,25%) và VHM (-5,95%) đều đóng cửa thấp nhất phiên.

Qua đó, các diễn biến của VIC và VHM đã khiến kỳ vọng thị trường quay lại chinh phục các mốc cao hơn không được đáp ứng.

Các cổ phiếu bất động sản như: NVL (-6,27%), GEX (-4,83%), DIG (-3,87%), VCG (-3,3%), PDR (-3,24%), NLG (-3,43%), DXG (-2,29%), cũng chịu ảnh hưởng.

Còn nhóm đầu tư công sau một phiên "vùng" lên cũng rơi vào trạng thái phân hóa với các mã: VCG (-3,3%), LCG (-3,7%), CII (-3,3%), DHA (-3%), giảm mạnh nhất.

Nhóm chứng khoán cũng phải khuất phục trước lực bán ra khi FTS, VIX, HCM giảm trên 3%. Trong khi nhóm dầu khí bị ghìm lại ở PVD (+1,1%), PVT (+1,4%).

Nhóm ngân hàng cũng chỉ có các cơ hội giao dịch với biên độ mỏng như: CTG (+2%), VIB (+3,33%), MSB (+1,37%).

Toàn thị trường ghi nhận 72% mã giảm giá. VN-Index đóng cửa giảm 14,58 điểm (gấp hơn 2 lần mức giảm của phiên hôm qua), đóng cửa tại 1.223,31 điểm (-1,18%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 26.989 tỷ đồng.

vnindex149ab-6007.jpg

HNX-Index và UPCoM-Index cũng không thể đi ngược lại diễn biến chung, 2 chỉ số giảm lần lượt 1,66% và 0,56%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 3.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Rủi ro từ việc bán giải chấp vẫn trong kiểm soát, VN-Index được dự báo tiếp tục phục hồi

Chuyên gia Mirae Asset dự phóng thị trường sẽ tiếp tục biến động trong tháng 5, với khả năng kiểm định vùng hỗ trợ 1.180-1.200 điểm trước khi VN-Index tiếp tục xu hướng phục hồi hướng tới vùng kháng cự 1.280 điểm.

Loạt cổ phiếu Bluechips lấy lại "phong độ", âm thầm vượt đỉnh bất chấp VN-Index vẫn loay hoay quanh mốc 1.200 Cổ phiếu “họ” Vin tăng bốc đầu, VN-Index tích lũy thêm gần 14 điểm

Cổ phiếu nào kỳ vọng bật tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ?

Việc tận dụng các nhịp hồi phục đầu tháng để cơ cấu danh mục và chờ gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trở lại khi thị trường xuất hiện điều chỉnh vào giữa tháng là chiến lược giao dịch ưu tiên.

Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng Loạt cổ phiếu NVL, STB, REE, SHB, BCM, TPB, … bốc đầu tăng mạnh trong ngày thị trường rực lửa

Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Theo chuyên gia Agriseco, sự điều chỉnh của thị trường đã khiến mặt bằng định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với trước đây. Một số cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng có thể kể đến như ACB, BVH, GAS, PLX, SAB, VHM, VNM, VRE.

Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng Loạt cổ phiếu NVL, STB, REE, SHB, BCM, TPB, … bốc đầu tăng mạnh trong ngày thị trường rực lửa