Việt Nam là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới

Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Trong năm 2023, lượng kiều hối về TP. Hồ Chí Minh ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022.

Kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam là lớn nhất (ảnh minh họa)
Kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam là lớn nhất (ảnh minh họa)

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó chủ nhiệm Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong những ngày cuối năm 2023 tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sát Tết Nguyên đán.

Trong đó, số lượng kiều hối cao nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, lượng kiều hối về thành phố trong năm 2023 ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay.

Kiều hối luôn được đánh giá là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Quảng cáo

Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối đổ về được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là điểm sáng của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hằng năm, Mỹ là quốc gia dẫn đầu do có số lượng người Việt nhập cư và sinh sống nhiều nhất; tiếp đó là Anh, Úc, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Tại một số thị trường như Nhật Bản, số lao động người Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất theo quốc tịch. Trên trang Vietjo và Nikkei của Nhật Bản tuần qua, lao động người Việt Nam tại Nhật Bản tăng 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái lên 462.384 người, chiếm 25,4% tổng số lao động nước ngoài.

"Các công ty Nhật Bản đánh giá rất cao lao động người Việt bởi tính cách trung thực, tinh thần cố gắng trong công việc cũng như thái độ hòa đồng với đồng nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng các bạn có thể tiếp tục sang Nhật Bản làm việc", ông Shinohara Ryota, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Sản xuất chế tạo, Bộ Kinh tế Nhật Bản, nhận định.

Nhiều năm qua, Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh cũng như muốn chuyển tiền đầu tư hay hỗ trợ người thân. Đó là thủ tục liên quan đến kiều bào, kiều hối đã thông thoáng; có những phản hồi, hỗ trợ cho kiều bào ở nước ngoài thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước. Đặc biệt, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) cho phép bà con Việt kiều được đầu tư, kinh doanh bất động sản như công dân trong nước.

Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước. Như vậy, Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Giá nhà ở tiếp tục neo cao và chưa có dấu hiệu dừng lại

Mức tăng kỷ lục, giá vẫn neo ở mức cao… Đây là đánh giá của các chuyên gia về nhà ở tại buổi Báo cáo thị trường Bất động sản Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa tổ chức.

Giá nhà liên tục tăng cao, đâu là giải pháp để đảm bảo đủ nhà cho người dân đô thị? Hơn 41.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong hai tháng đầu năm 2024

Công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể giải ngân ngay trong tháng 10

Chuyên gia Chứng khoán An Bình (ABS) nhận định thị trường tiếp tục diễn biến trong vùng 1.185 - 1.305 điểm và có kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng cuối năm. Do đó, nhà đầu tư nên ưu tiên mua mới trong tháng 10.

Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu bất động sản lao dốc, một mã chứng khoán ngược dòng bứt phá gần 100% sau một tuần

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

“Thị trường chứng khoán có điều kiện thuận lợi để đi lên”

SSI cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để tiếp tục đi lên trong quý IV/2024 và năm 2025. Động lực cho thị trường đến từ việc tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến mạnh hơn.

Các nhà phân tích thận trọng về triển vọng giá vàng, lo thị trường bị mắc kẹt Hệ thống ngân hàng đã “bơm” bao nhiêu tiền ra thị trường từ đầu năm đến nay?