VN-Index “bốc hơi” gần 10 điểm, cổ phiếu Eximbank (EIB) và cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tiếp đà “thăng hoa”

VN-Index có phiên giảm điểm thứ 3 điểm khi “bốc hơi” gần 10 điểm, mất mốc 1.270 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu EIB của Eximbank và cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp đà “thăng hoa”.

Cụ thể, kết phiên 22/10, giá cổ phiếu EIB ở mức 21.600 đồng/cổ phiếu, tăng 3,85% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 29 triệu đơn vị.

Đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp (gồm 1 phiên tăng trần) của cổ phiếu EIB, sau khi nhà băng này lên tiếng về thông tin “hệ thống Eximbank có nguy cơ sụp đổ”.

Cổ phiếu EIB tiếp đà "thăng hoa". (Nguồn: Cafef)

Sau chuỗi tăng điểm ấn tượng này, thì giá cổ phiếu EIB đã 18,7%, tương ứng tăng 3.400 đồng/cổ phiếu, vượt xa đỉnh giá trước khi xuất hiện tin đồn “hệ thống Eximbank có nguy cơ sụp đổ” (ở mức 19.100 đồng/cổ phiếu, phiên 11/10).

Tăng điểm ấn tượng nhất trong chuỗi giao dịch vừa qua là cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai. Theo đó, kết phiên 22/10, giá cổ phiếu QCG ở mức 11.050 đồng/cổ phiếu, tăng 5,24% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch đạt hơn 2,1 triệu đơn vị.

Đây là phiên tăng điểm thứ 10 liên tiếp (gồm 4 phiên tăng trần) của mã cổ phiếu bất động sản này, thị giá tăng 62,3%, tương ứng tăng 4.240 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu QCG "bay cao", thị giá tăng 62,3% trong 10 phiên giao dịch gần nhất. (Nguồn: Cafef)

Như vậy, thêm một lần nữ đỉnh giá cao nhất của mã cổ phiếu QCG lại được thiết lập mới, kể từ khi bà Nguyễn Thị Như Loan, cựu Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt liên quan tới cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn (Q.4, TP.HCM).

Cùng thời điểm bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, cổ phiếu QCG đã trải qua giai đoạn giảm mạnh vào cuối tháng 7/2024, với 11 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 6 phiên giảm sàn. Nhịp giảm này khiến cổ phiếu QCG rớt mạnh từ 13.000 đồng xuống còn hơn 6.000 đồng/cổ phiếu.

Trong suốt 2 tháng vừa qua, thị giá cổ phiếu QCG luôn dao động quanh mức 6.000 - 7.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kể từ phiên 09/10 tới nay, cổ phiếu địa ốc này bắt đầu xu hướng hồi phục, và duy trì chuỗi tăng điểm ấn tượng 10 phiên liên tiếp kể trên.

Quảng cáo

VN-Index “bốc hơi” gần 10 điểm, mất mốc 1.270 điểm

Thị trường chứng khoán tiếp nhịp điều chỉnh mạnh, VN-Index có phiên thứ 3 liên tiếp giảm điểm, khi “bốc hơi” gần 10 điểm và chính thức mất mốc 1.270 điểm.

Kết phiên 22/10, chỉ số VN-Index giảm 9,88 điểm, xuống 1.269,88 điểm. Tương tự, chỉ số HNX-Index giảm 1,92 điểm, xuống 225,5 điểm. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,41 điểm, xuống 91,73 điểm.

Thanh khoản trên thị trường “bùng nổ” với tổng giao dịch đạt trên 21.250 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt gần 19.100 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao phủ thị trường trong ngày VN-Index mất mốc 1.270 điểm.

Hôm nay, độ rộng của thị trường nghiêng tuyệt đối về sắc đỏ, trên sàn HoSE số lượng mã cổ phiếu giảm giá gấp hơn 2 lần cổ phiếu tăng, với 226 mã giảm giá (gồm 3 mã giảm sàn) so với 99 mã tăng giá (gồm 2 mã tăng trần).

Cổ phiếu bluechip tiếp tục trở thành gánh nặng của thị trường, tại rổ VN30 ghi nhận có đến 23 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và chỉ có 5 mã tăng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 9,11 điểm, xuống 1.348,92 điểm.

Giảm 4,12% xuống 33.750 đồng, cổ phiếu GVR giảm mạnh nhất tại rổ VN30. Theo sau là các cổ phiếu giảm trên 2% gồm BCM, POW, VIB và VRE. Tiếp đến là các cổ phiếu giảm trên 1% như VJC, TPB, SAB, MSN, MBB, FPT, CTG, BVH, BID và ACB.

Các cổ phiếu ngược dòng thị trường tăng giá gồm HDB +0,19%, MWG +0,76%, PLX +0,48%, TCB +0,21% và VHM +0,94%.

Bên cạnh 2 mã cổ phiếu tăng mạnh trong phiên hôm nay là EIB và QCG kể trên. Thị trường còn chứng kiến đà tăng mạnh ở một số cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa rải rác tại các nhóm ngành khác như EVF +2,83%, ORS +2,84%, HDC +3,82%, NHA +3,5%, CSV +2%, SMC +6,96%, CTD +3,23%, GMD +3,46%, …

Khối ngoại duy trì đà bán ròng trên sàn HoSE lên phiên thứ 8 liên tiếp, với giá trị bán ròng gần 140 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại bán ra nhiều nhất cổ phiếu FUEVFVND với giá trị 99,59 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu KDH (66,2 tỷ đồng), cổ phiếu VRE (47,36 tỷ đồng), cổ phiếu SHS (45,43 tỷ đồng), cổ phiếu FRT (35,7 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu BVH với giá trị 59,92 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu MWG (56,66 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (54,67 tỷ đồng), cổ phiếu CTD (45,24 tỷ đồng), …

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index ngắt chuỗi tăng điểm, cổ phiếu HDB, FPT, BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh

Đà bán tháo ở cuối phiên chiều khiến chỉ số chính VN-Index giảm gần 2 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu FPT, cổ phiếu BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh, …

Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cổ phiếu ngành nhựa “thăng hoa” trong ngày VN-Index rơi xuống mốc 1.240 điểm Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm