VN-Index mất hơn 55 điểm, thanh khoản đạt gần 36.000 nghìn tỷ đồng

Cổ phiếu VIC với trạng thái chất bán giá sàn đã tạo điều kiện cho lực bán tháo mạnh mẽ xuất hiện trong phiên chiều nay. VN-Index trở thành chỉ số giảm sâu nhất châu Á với biên độ lên tới 4,5%.

Định vị thị trường

Sự kiện Evergrande nộp đơn bảo hộ phá sản tại Mỹ đã ảnh hưởng tới nhiều thị trường chứng khoán châu Á. Với đà giảm trước đó cộng với thông tin này đã khiến cho Hang Seng mất 2,07%, NIKKEI 225 mất 0,43%, KOSPI mất 0,61%. Các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc như CSI và SHMCP đều mất hơn 1%.

Vị thế thị trường tăng tốt nhất châu Á của VN-Index cũng không thể giữ được lâu. Chỉ số thậm chí còn giảm với biên độ lớn hơn các chỉ số trên và đánh mất hết thành quả tăng từ cuối tháng 7/2023. Thành tích từ đầu năm 2023 của VN-Index lùi xuống còn 16,97%, kém hơn so với NIKKEI 225 (+20,57%).

Chất xúc tác

Những dấu hiệu kém tích cực đã hiện diện từ nhiều phiên trước nhưng sức mạnh của các Bluechips đã làm lu mờ đi nỗi lo. Tuy nhiên, khi hiệu ứng câu chuyện VinFast không còn duy trì được sức hút thì thị trường sẽ phải trả lời những vấn đề này.

Vẫn còn đó câu chuyện về tỷ giá, dù ở phiên hôm nay tỷ giá trung tâm đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giảm 5 đồng xuống 23.946 tỷ đồng.

Ngoài ra, ở phiên hôm qua, cũng đã xuất hiện thông tin về việc một CTCK hàng đầu cắt tỷ lệ cho vay margin với hàng loạt cổ phiếu trên sàn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cung cầu chung của cả thị trường bởi nhà đầu tư đang có chiều hướng sử dụng margin nhiều hơn.

screenshot-2023-08-08-174028-3283-9804-6842.png

Nguồn: The Ballad Fund.

Quảng cáo

Theo thống kê gần đây của The Ballad Fund, tỷ lệ margin thị trường đang tiếp tục tăng và tiến dần về vùng rủi ro (vượt 3,5% vốn hóa thị trường). Lượng phát hành cổ phiếu của quý III/2023 sẽ tăng đột biến gấp đôi của quý II/2023 và giao dịch tụ tập vào một số nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán sẽ tiềm tàng tạo một vùng cung đủ lớn tạo nên rủi ro điều chỉnh cho những nhóm ngành đã tăng mạnh này.

Vận động nhóm ngành

Kết quả giao dịch của thị trường phiên hôm nay là sự kết hợp của tâm lý chốt lời và những nỗi lo đã được đề cập ở trên. Khi VIC đã xuất hiện trạng thái chất bán kịch sàn trong phiên chiều nay, thì đây là thời điểm để phe bán có sự xác nhận trong hành động.

Trước thời điểm 13h40, đà giảm của VN-Index là hơn 20 điểm nhưng sau đó chỉ số đã nới rộng ra thêm gần 30 điểm. VN-Index chốt phiên ở mức thấp nhất phiên, để mất 55,49 điểm (-4,5%) xuống 1.177 điểm.

vnindex188ab-3573-2174.jpg

Tại VN30, có tới 29 mã giảm trong đó VPB, MWG, VHM, GVR, POW, SHB cũng giảm sàn theo VIC. Các mã BID, PLX, CTG, HPG, BCM, VIB, HDB, SSI đều giảm trên 5%. Mã tăng giá duy nhất là VCB (+0,1%) nhưng biên độ không lớn cho thấy tiền lớn chưa muốn can thiệp để đỡ điểm số cho VN30. Chỉ số này đã thiệt hại nhiều hơn so với VN-Index khi để mất 4,63%.

Sắc đỏ trên cả HOSE chiếm tới 91% số mã trong đó có 143 mã giảm sàn. Đó là các mã GEX, HSG, CII, HDC, NLG, HAG, KHG, VND, DXG, VCI, NKG, HCM, DBC, CTD, DPG, GVR, VGC, FTS, SBT, IJC…

Nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng xuất hiện trong các mã trên khiến cho hiệu ứng thông tin về cuộc họp chuẩn bị KRX vào ngày 21/8 tới đây của HOSE đang bị đặt dấu hỏi. Phiên hôm qua, SSI đã phản ứng rất mạnh với thông tin này nhưng kết cục cũng không thể tránh được lực bán của số đông trên sàn.

Dù vậy, có thể xét tới yếu tố dòng tiền bắt đáy cũng đã có dấu hiệu nhập cuộc khi giá trị giao dịch của HOSE đã nhảy vọt lên tới 35.850 tỷ đồng. Nếu thị trường không giảm theo thế "cưa chân bàn" ở giai đoạn tới, thanh khoản lớn của phiên hôm nay sẽ giúp thị trường sớm có sự hồi phục trở lại.

Ở 2 sàn còn lại, biên độ giảm cũng là rất lớn. HNX-Index đã mất 5,6% còn UPCoM-Index mất 3,97%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này cũng nhảy vọt lên gần 6.000 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1