VN-Index tăng 13,64% trong quý I/2024

Chỉ số VN-Index vẫn chưa thể kịp thời chinh phục ngưỡng 1.300 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2024. Trạng thái neo ở vùng đỉnh 19 tháng vẫn đang được duy trì, qua đó giúp VN-Index là một trong những chỉ số tăng tốt nhất khu vực châu Á.

VN-Index tăng 13,64% trong quý I/2024

Định vị thị trường

Rủi ro từ xu hướng của chứng khoán thế giới vẫn chưa thực sự xuất hiện khi các chỉ số chứng khoán châu Á vẫn tích lũy khá tốt ở vùng đỉnh. Rung lắc dù vẫn xuất hiện nhưng ngay sau đó các chỉ số cũng đều ghi nhận sự hồi phục. Các chỉ số như NIKKEI 225 (+0,5%), KOSPI (+0,03%) đều đón sắc xanh còn thị trường chứng khoán Trung Quốc đang có những phiên chinh phục đường MA200 thể hiện qua đà tăng của SHCMP (+1,01%).

Trong phiên cuối tuần (ngày 29/3), chỉ số VN-Index đã tạm mất chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp do thiếu đi sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, sự thoái lui của phiên hôm nay (ngày 29/3) chưa làm triệt tiêu đi hy vọng chinh phục vùng 1.300 điểm của chỉ số.

Tính chung, cả quý I/2023, VN-Index đã tăng 13,64%, chỉ xếp sau thị trường mạnh nhất châu Á là Nhật Bản với mức tăng 20,63%.

Chất xúc tác

Ngoài thông tin mới nhất về việc VNDIRECT lùi thời điểm đưa hệ thống trở lại hoạt động sang ngày 1/4/2024, nhà đầu tư cũng phải hướng sự chú ý đến số liệu vĩ mô quý I/2024 và phần nào đó là những vận động của rổ VN Diamond.

Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66%, mức cao nhất 5 năm. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng đưa ra đánh giá, mức tăng trưởng trên không phải là mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới ở mức thấp.

Với VN Diamond, phiên ngày 29/3 là thời điểm chốt số liệu để đưa ra những tính toán cho rổ chỉ số VNI Diamond sẽ được công bố vào ngày 15/4. Câu chuyện tâm điểm của rổ xoay quanh cổ phiếu MWG khi nhiều CTCK trong nước dự báo có thể bị loại khỏi chỉ số. Nếu MWG bị ra khỏi danh mục chỉ số, quỹ FUEVFVND có thể phải bán ra hơn 2.000 tỷ đồng và tái phân bổ sang các cổ phiếu khác trong danh mục.

Quảng cáo
3ex-2024-03-29-2370-4942.png
Khối ngoại đã bán ròng hơn 11.500 tỷ đồng trong quý I/2024.

Ngoài ra, khối ngoại vẫn trong chuỗi bán ròng khá dài, đặc biệt hơn trong phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2024: HOSE bị bán ròng 790 tỷ đồng trong khi HNX mua ròng 50,84 tỷ đồng còn UPCoM được mua ròng 25,2 tỷ đồng.

Với những sự kiện kể trên, thanh khoản thị trường duy trì phiên thứ 4 liên tiếp giao dịch dưới mức bình quân 20 phiên. Điều này phản ánh, tâm lý nhà đầu tư không có sự đột biến nào nhưng đang rất cần sự bổ sung dòng tiền gia tăng tính sôi động.

Vận động thị trường

Dù ngân hàng vẫn có một số mã tích cực như LPB (+3,9%), VIB (+1,5%), ACB (+0,5%), VPB (+0,5%) duy trì kỳ vọng cho nhà đầu tư nhưng ảnh hưởng của nhóm này lên thị trường trong phiên cuối tuần gần như không có. Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất về điểm số cũng như thanh khoản đều đóng cửa giảm nhẹ như BID (-1%), CTG (-0,6%), MBB (-0,4%), STB (-1,3%).

Các cổ phiếu lớn khác trong VN30 như VIC (+0,1%), MWG (+0,2%), GVR (+0,3%), VRE (+0,8%), VNM (-0,2%), FPT (-0,5%) cũng không cho thấy quyết tâm rõ ràng trong ngày cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt.

Kết quả của VN-Index đã phản ánh sát những chuyển động của nhóm VN30. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,47% xuống 1.284,09 điểm còn VN30 mất 0,48%. Tổng giá trị giao dịch sàn HOSE đạt 23.203 tỷ đồng.

Các cơ hội riêng lẻ vẫn xuất hiện như DRC (+3,08%), CSV (+6,2%), TCH (+3,3%), SIP (+3,41%) nhưng niềm vui của nhà đầu tư cũng chưa trọn vẹn khi giá của những cổ phiếu này không đóng cửa ở mức tốt nhất phiên.

Sự luân chuyển chưa tốt từ các cổ phiếu lớn vẫn khiến cho nhà đầu tư phải dè chừng ở các cổ phiếu Midcap và Penny. Hoạt động chốt lời nhẹ đã kéo hàng loạt mã giảm nhẹ như VIX (-2,14%), DIG (-1,53%), KBC (-1,69%), NKG (-1,72%), VGC (-1,68%), HCM (-1,83%), ORS (-2,24%), AGR (-1,55%)… Tổng cộng toàn HOSE ghi nhận 55% mã giảm so với 29,55% mã tăng.

Điều này phản ánh, nhà đầu tư đang rất chủ động trong việc phòng ngừa rủi ro sau khi đã trải qua liên tiếp những rung lắc mạnh trong các tuần giao dịch vừa qua.

Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index chốt tuần giao dịch tại 242,58 điểm (-0,55%) và 91,57 điểm (+0,09%). Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 2.400 tỷ đồng.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index mất mốc 1.270 điểm, cổ phiếu Kido (KDC) tiếp đà “bay cao”

Đà bán áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư, chỉ số chính VN-Index “bốc hơi” hơn 3 điểm, mất mốc 1.270 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn Kido (Kido) tiếp đà “bay cao”, …

Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

VN-Index ngắt chuỗi tăng điểm, cổ phiếu HDB, FPT, BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh

Đà bán tháo ở cuối phiên chiều khiến chỉ số chính VN-Index giảm gần 2 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu FPT, cổ phiếu BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh, …

Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cổ phiếu ngành nhựa “thăng hoa” trong ngày VN-Index rơi xuống mốc 1.240 điểm Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm