VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cụ thể, kết phiên 09/12, giá cổ phiếu HAG của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai ở mức 12.600 đồng/cổ phiếu, tăng 5,88% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng đột biến, đạt gần 30 triệu đơn vị - tăng gần gấp 3 lần phiên trước.

Đây là phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu HAG tăng mạnh về giá và thanh khoản đột biến. Đồng thời, thị giá cổ phiếu HAG đã tăng hơn 10%, …

Đặc biệt, trong 2 phiên gần nhất, cùng với thị giá tăng mạnh, thanh khoản của mã cổ phiếu ngành nông nhiệp này cũng tăng đột biến, đạt bình quân 20 triệu đơn vị/phiên – gấp khoảng 5 lần thanh khoản bình quân 10 phiên trước đó.

Cổ phiếu HAG "bay cao", thanh khoản tăng đột biến. (Nguồn: Cafef)

Tương tự, cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai cũng tăng mạnh, cùng thanh khoản đột biến trong phiên hôm nay.

Cụ thể, kết phiên 09/12, giá cổ phiếu HNG ở mức 5.300 đồng/cổ phiếu, tăng 1,92% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 6,2 triệu đơn vị - gấp hơn 4 lần phiên trước.

Cổ phiếu HNG “bay cao” trong 3 phiên giao dịch gần đây, với thị giá tăng gần 6%, cùng với đó là thanh khoản tăng đột biến, đạt bình quân hơn 5 triệu đơn vị/phiên – gấp hơn 2,5 lần bình quân 10 phiên giao dịch trước đó.


Tương tự, cổ phiếu HAG, cổ phiếu HNG cũng "bay cao", cùng thanh khoản đột biến. (Nguồn: Cafef)

Bức tranh tươi sáng của ngành nông nghiệp, phần nào đã ảnh hưởng tích cực đến thị giá cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai trong thời gian qua.

Cụ thể, số liệu từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho thấy, trong 11 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 56,74 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, cán cân thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 29,78 tỷ USD, tăng 23,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 475,5 triệu USD, tăng 4,4%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 9,2 tỷ USD, tăng 11,8%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,59 tỷ USD, tăng 19,6%.

Đáng chú ý, trong nhóm nông sản tỷ USD, rau quả vẫn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11 ước đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng cáo

Dòng tiền mua áp đảo, VN-Index tiếp đà hồi phục

Thị trường rung lắc mạnh trong suốt cả phiên, tuy nhiên dòng tiền mua của các nhà đầu tư vẫn chiếm thế chủ đạo. Nhờ đó, chỉ số VN-Index kịp tích lũy thêm gần 4 điểm, trước khi phiên giao dịch đóng cửa.

Kết phiên 09/12, chỉ số VN-Index tăng 3,7 điểm, lên 1.273,84 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 0,28 điểm, lên 229,21 điểm. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,1 điểm, lên 92,91 điểm.

Thanh khoản trên thị trường tiếp đà sụt giảm, khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 18.500 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt gần 16.200 tỷ đồng.

Sắc xanh chiếm ưu thế tuyệt đối, VN-Index tiến mạnh về mốc 1.280 điểm.

Sắc xanh chiếm ưu thế tuyệt đối trên bảng điện tử, với số lượng cổ phiếu tăng giá gần gấp đôi cổ phiếu giảm.

Tại nhóm cổ phiếu “vua” sắc xanh chiếm ưu thế, với OCB +2,3%, EIB +1,88%, VCB +1,17%. Theo sau là các cổ phiếu tăng dưới 1% như VPB, STB, SSB, CTG, BID, MSB, TPB, MBB, NAB, HDB, VIB, …

Ở chiều ngược lại, với KLB -1,67%, BVB -0,87%, LPB -0,29%, ACB -0,58%, ….

Tương tự, cổ phiếu bất động sản cũng tăng mạnh với NTL +4,06%, HDG +2,81%, KDH +1,78%, DXG +1,69%, SJS +2,89%, IJC +3,32%, KHG +2,97%, HQC +3,23%, DXS +2,91%, L14 +4,55%, BCR +2%, .... Theo sau là các cổ phiếu tăng dưới 1% như PDR, TCH, HDC, NLG, NVL, DIG, IDC, SZC, …

Ngoài ra, loạt phiếu vốn hóa nhỏ tăng mạnh trong phiên hôm nay có SCR +6,11%, TDC +6,8%, LDG +6,99%, FIR +6,84%, VRC +6,73%, …

Nhóm cổ phiếu thép tăng mạnh với HPG +0,18%, HSG +1,34%, NKG +3,42%, VGS +1,23%, GDA +0,74%, TVN +1,33%, ..

Tương tự, cổ phiếu nhóm năng lượng cũng tăng mạnh với BSR +2,91%, PVS +1,18%, PVD +0,42%, PVC +0,96%, PVB +1,82%, PSB +2,85%, …

Ngoài ra, thị trường ghi nhận loạt cổ phiếu bluechip tại các nhóm ngành tăng mạnh như: KSB +4,28%, ANV +1,76%, VHC +1,61%, VTP +3,73%, HVN +3,82%, VCG +1,12%, YEG +6,69%, VGI +1,88%, CSM +2,9%, DBD +2,56%, IMP +1,4%, …

Ngược dòng, một số cổ phiếu bluechip tại các nhóm ngành giảm mạnh như FPT -1,67%, CMG -2,07%, DNP -1,51%, VCS -2,4%, NTP -1,4%, VFS -1,25%, …

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp