Áp lực chốt lời sau 7 phiên tăng liên tiếp, VN-Index rơi gần 8 điểm

Tiến gần về mốc 1.300 điểm, áp lực chốt lời gia tăng khiến VN-Index hôm nay (ngày 10/7) hụt hơi, chấm dứt chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp. Đặc biệt, dù thị trường chung tăng hay giảm, khối ngoại vẫn không nghỉ tay bán ròng.

sgbsvb.png
Diễn biến VN-Index

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong sắc xanh, song động lực của VN-Index ghi nhận sự suy yếu so với những phiên trước với diễn biến giằng co quanh tham chiếu ở đầu phiên. Tuy sau đó, lực cầu có tăng trở lại giúp thị trường lấy lại sắc xanh nhưng sự điều chỉnh ở nhóm bluechip khiến biên độ tăng cũng khiêm tốn. Một số nhóm ngành có ghi nhận thu hút dòng tiền trong những phiên trước cũng có dấu hiệu chững lại với diễn biến rung lắc trong phiên.

Sau những nỗ lực tiếp cận mốc 1.300 điểm không thành, áp lực chốt lời đột ngột ở phiên chiều khiến chỉ số chung trượt điểm về dưới tham chiếu. VN-Index đã có 7 phiên tăng liên tiếp nên việc nhà đầu tư ngắn hạn chốt lời cũng là điều dễ hiểu.

image_2024-07-10_161517286.png
Giao dịch khối ngoại

Tại nhóm ngân hàng, sắc đỏ chiếm ưu thế khi chỉ có 6 mã tăng, trong đó có 2 mã tăng hơn 1% là EIB và OCB. Trong khi đó, có 11 mã giảm, trong đó LPB giảm 2,35%, STB, BID, HDB, MSB, VPB giảm hơn 1%. VCB dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với hơn 31,8 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa tăng 0,57%.

Thanh khoản hôm nay đi ngang so với phiên hôm qua, với giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt khoảng 24.620 tỷ đồng.

Quảng cáo

Khối ngoại ghi nhận phiên bán ròng mạnh với tổng giá trị ròng đạt 1.059,03 tỷ đồng, tập trung bán TCB, DXG, FPT. Đây là phiên thứ 24 liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

image_2024-07-10_161102740.png
Bản đồ thị trường

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, HOSE có 151 mã tăng và 299 mã giảm, VN-Index giảm 7,77 điểm (-0,60%), xuống 1.285,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 751 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 21.825,8 tỷ đồng, giảm 8,6% về khối lượng và tương đương về giá trị giao dịch so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 72,9 triệu đơn vị, giá trị đạt 3.911 tỷ đồng.

Sàn HNX có 61 mã tăng và 93 mã giảm, HNX-Index giảm 1,12 điểm (-0,46%), xuống 244,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 64 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.529 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,6 triệu đơn vị, giá trị đạt 532 tỷ đồng.

Sàn UPCoM có 152 mã tăng và 177 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,55 điểm (-0,55%), xuống 98,70 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 71,3 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.269 tỷ đồng, tăng 18% về khối lượng và giảm 8,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 12 triệu đơn vị, giá trị đạt 195 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm theo thị trường cơ sở, trong đó hợp đồng đáo hạn tháng 7 giảm tương đương VN30. Cụ thể, VN30F2307 giảm 10,50 điểm (-0,80%), xuống 1.310 điểm, với 208.531 hợp đồng được giao dịch, tổng giá trị 27.451,6 tỷ đồng; khối lượng mở 55.227 hợp đồng.

Nhận định về diễn biến thị trường phiên hôm nay, CTCK Vietcombank (VCBS) cho biết, thị trường ghi nhận diễn biến điều chỉnh rung lắc trong phiên khi hiện tượng chốt lời ngắn hạn có xu hướng gia tăng.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời từng phần đối với những mã đã đạt mục tiêu T+ và cho tín hiệu điều chỉnh, đối với nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn duy trì danh mục, có thể giải ngân thêm đối với những mã đã khả dụng trong danh mục ở mức giá chiết khấu khi cổ phiếu có nhịp điều chỉnh trong phiên thuộc các nhóm ngành đang có xu hướng phục hồi trở lại như ngân hàng, chứng khoán.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Gần 750 mã cổ phiếu lao dốc, VN-Index “bốc hơi” gần 50 điểm

Thị trường chứng khoán rực lửa phiên đầu tuần, khi các nhà đầu tư bán tháo dữ dội, khiến gần 750 mã cổ phiếu lao dốc, VN-Index “bốc hơi” gần 50 điểm, xuống dưới 1.190 điểm.

Số dư tiền gửi 95.000 tỷ đồng, sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán Cổ phiếu "họ" Viettel hết thời đi ngược thị trường, VGI và VTP rủ nhau “nằm sàn”