Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo Bộ trưởng, thời gian qua tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao. Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức “triển vọng và ổn định”, hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Tại Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11/2023, đại biểu Trần Văn Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho biết, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu, nâng cao vị thế và uy của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi để đến năm 2030 nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức đầu tư, góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm một rủi ro khiến hiện quốc gia.

Đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đánh giá của các tổ chức quốc tế về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đến nay là như thế nào? Đâu là điểm mạnh trong hệ số tín nhiệm quốc gia, Chính phủ có giải pháp gì để cải thiện mức tín nhiệm quốc gia hướng với mục tiêu xếp hạng đầu tư, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy khả năng huy động vốn?

Trả lời chất vấn đại biểu về tín nhiệm quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao. Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức “triển vọng và ổn định”, hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế và thúc đẩy phát triển.

Quảng cáo

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thêm, vừa qua trong chuyến công tác tại Mỹ có làm việc tổ chức như NP và Moody và cho thấy các tổ chức này đều đánh giá cao thị trường tài chính Việt Nam, tin tưởng năng động phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam. Đặc biệt các tổ chức này có đặt ra các câu hỏi về giải quyết vấn đề nợ tín dụng nợ xấu tăng cao, nợ trái phiếu quá hạn, giải ngân đầu tư công, quan điểm về xử lý thị trường bất động sản… và đều hài lòng và tin tưởng về những giải pháp đề ra của Việt Nam.

Bộ Tài chính cùng các cơ quan như Ủy ban chứng khoán, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện Việt Nam được các tổ chức xếp hạng thị trường là FTSE Russell và MSCI phân loại vào nhóm thị trường cận biên. Điều này phần nào trở thành rào cản đối các tổ chức cũng như quỹ đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp niêm yết. Mới đây, đại diện FTSE Russell đã có buổi làm việc với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cập nhật các thông tin chính sách/thị trường, định hướng giải pháp chi tiết để tháo gỡ các vướng mắc trong tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Reuters , Việt Nam đang lên kế hoạch nới lỏng các thủ tục thanh toán trên thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là một biện pháp quan trọng để thuyết phục các tổ chức xếp hạng trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên mới nổi, từ đó có thể thu hút hàng trăm triệu USD vốn đầu tư mới chảy vào. Reuters trích đánh giá của bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc chiến lược Chứng khoán SSI - người trực tiếp tham gia vào kế hoạch rằng: “Các cuộc họp với FTSE Russell rất tích cực và có thể dẫn đến việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ Cận biên lên thị trường Mới nổi thứ cấp (secondary emerging) vào tháng 9 năm 2025”.

Trước đó, trong báo cáo cập nhật hồi cuối tháng 9/2023 của FTSE Russell, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market). Điều đó có nghĩa thị trường Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market).

Theo FTSE Russell, Việt Nam chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp do vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu thanh toán được quy định. FTSE Russell cho biết: "Mặc dù kế hoạch cải tổ thị trường vẫn tiến triển chậm nhưng các quan chức năng đã thể hiện cam kết đẩy mạnh quá trình này. Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tích cực tìm kiếm các giải pháp khả dĩ về vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding)"

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Nghịch lý nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục hơn 100 tỷ USD nhưng nhu cầu vàng tại Việt Nam sụt giảm

Theo Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 3/2024 cho thấy tổng nhu cầu vàng đã tăng thêm 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.313 tấn, ghi nhận mức tăng kỷ lục trong quý 3.

Vàng nhẫn vọt tăng giá theo giá vàng thế giới đạt 89 triệu/lượng Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 30/10

Một cổ phiếu ngân hàng bị khối ngoại bán hơn 5.500 tỷ đồng trong phiên 29/10

Chiều ngược lại, VPB được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 276 tỷ đồng. Theo sau, GMD và EIB là hai mã tiếp theo được gom 172 và 63 tỷ đồng. Ngoài ra, MWG và CTD cũng được mua lần lượt 61 và 38 tỷ đồng.

Phiên 23/10: Khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ trên HoSE, tung tiền gom mạnh một cổ phiếu ngân hàng Phiên 24/10: Khối ngoại "quay đầu" bán ròng gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu nào là tâm điểm "xả hàng"?

VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm, cổ phiếu Sacombank (STB) và Vinhomes (VHM) bị bán tháo

Đà bán áp đảo dòng tiền mua của các nhà đầu tư, khiến VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm. Tâm điểm của thị trường là cổ phiếu STB của Sacombank và cổ phiếu VHM của Vinhomes khi bị nhà đầu tư bán tháo, đồng loạt giảm cận sàn.

Loạt "tin vui" có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới Tỷ giá bất ngờ "nóng" trở lại tác động thế nào đến thị trường chứng khoán?